Total Pageviews

Monday, February 11, 2013

A. Einsteinvà Phật giáo





Ông đã nghiên cứu Đạo Phật qua các sách báo của các học giả Phật học của người Âu Mỹ viết, đáng kể là triết gia người Đức Schopenhauer Arthur (1788-1860), tiến sĩ người Đức Paul Carus (1852-1919), viện sĩ hàn lâm người Nga Vasily Vasaliyey (1818-1900)... là những nhà Phật học nổi danh ở phương Tây. Nhờ nghiên cứu như vậy mà A. Einstein đã nhìn thấy Đạo Phật như là một triết lý phương Đông cực kỳ sống động và triết lý ấy đã đi vào cuộc đời bằng chân lý thực chứng của mình, ngỏ hầu cắt ngang sự chậm tiến, lạc hậu, mê tín, cuồng tín và kém văn minh của thời đại. Đạo Phật đã đem lại cho con người một cái nhìn mới, một lối sống mới, một sự hài hòa mới, sống với nhau như ánh sáng trong không gian, chan hòa với nhau như nước với sữa. 

Chính vì thấy rõ cái độc đáo đó mà ông Einstein đã phát biểu về Đạo Phật như sau : "Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó" (The religion of the future will be a cosmic religion. It would transcend a person God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sence, arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Buddhism answers this description).

 Đồng thời, một lần khác ông cũng khẳng định rằng: "Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học" (If there is any religion that would cope with modern scientific needs, it would be Buddhism. Buddhism requires no revision to keep it up to date with recent scientific finding. Buddhism need no surrender its view to science, because it embrances science as well as goes beyond science). (Cả hai câu trên được trích từ Collected famous quotes from Albert Einstein. http://rescomp,stanford,edu/~ cheshire/ Einstein quotes.htm).

Dù những lý thuyết khoa học của ông rất phức tạp và khó hiểu, nhưng tấm lòng nhân đạo và mến chuộng hòa bình của ông đã khiến cho mọi người cảm thấy gần gũi với ông. Ông đã cống hiến tất cả trí tuệ và sức lực của mình
đối với sự phát triển khoa học của nhân loại. Ông làm việc không biết mệt mỏi cho đến ngày qua đời. Ông mất vào lúc 1giờ 25 phút rạng sáng ngày 19 tháng 04 năm 1955 tại Princeton, Hoa Kỳ, hưởng thọ 76 tuổi. Ngày nay, đối với mọi tín đồ Phật Giáo trên khắp năm châu đều thành kính khi nhắc đến tên tuổi của ông, người đã từng góp phần khẳng định lại giá trị vĩnh cửu đối với Giáo lý của Đạo Phật





Sunday, February 10, 2013

Sự chuyên chế của Kinh tế chính trị học




Dani Rodrik ([1])
Lâm Vũ lược dịch

Đã có một thời kỳ trong đó các nhà kinh tế học chúng ta bị định hướng một cách rõ ràng bởi nền chính trị. Chúng ta cho rằng công việc của mình là mô tả xem các nền kinh tế thị trường vận hành như thế nào, khi nào thì chúng thất bại, và các chính sách được thiết kế hợp lý có thể làm gia tăng hiệu quả như thế nào. Chúng ta phân tích sự đánh đổi giữa các mục tiêu cạnh tranh (ví dụ như giữa công bằng với hiệu quả), và bắt các chính sách phải tạo ra được những kết quả kinh tế mong muốn, kể cả sự tái phân phối. Điều đó phụ thuộc vào các chính trị gia có tiếp thu lời tư vấn của chúng ta hay không, và cách thức bộ máy hành chính quan liêu thực thi những lời tư vấn này.

Sau đó một số nhà kinh tế học trở nên tham vọng hơn. Phải đối diện với thực tế rằng những lời tư vấn của mình không được ai chú ý đến (quá nhiều giải pháp liên quan đến thị trường tự do đang phải chờ đợi để được thực thi), chúng ta quay lại phân tích hành vi của chính các chính trị gia và bộ máy hành chính quan liêu. Chúng ta bắt đầu nghiên cứu hành vi chính trị trên cơ sở cùng một khung khái niệm vốn đã được sử dụng khi phân tích các quyết định của người sản xuất và người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường. Các chính trị gia trở thành những người cung cấp các lợi thế chính sách nhằm tối đa hóa thu nhập của chính họ; và các hệ thống chính trị trở thành các thị trường trong đó những lá phiếu và ảnh hưởng chính trị được đem ra mua bán để thu về các lợi ích kinh tế.

Đó là tiền đề ra đời của ngành kinh tế chính trị học về lựa chọn duy lý, và đó một khuynh hướng xây dựng lý thuyết mà rất nhiều nhà khoa học chính trị đã triển khai. Khuynh hướng này đã giúp giải thích tại sao các chính trị gia lại thực hiện quá nhiều hành động đi ngược lại với tính duy lý kinh tế. Tuy vậy, không có một thất bại kinh tế nào được xem xét trên cơ sở tính đến “những nhóm lợi ích mang tính chi phối”. 

Vì sao có quá nhiều ngành quay lưng lại với cạnh tranh thực sự? Bởi vì các chính trị gia đang chi phối nhiều công ty trong những ngành đó – những doanh nghiệp đang tạo điều kiện để họ trục lợi từ sự cạnh tranh bất bình đẳng. Vì sao các chính phủ lại dựng nên những rào cản trong thương mại quốc tế? Bởi vì các chính trị gia được hưởng lợi ích kinh tế và tạo lập được ảnh hưởng chính trị từ sự bảo hộ thương mại, trong khi đó giới tiêu dùng thì phân tán và vô tổ chức. Vì sao giới tinh hoa chính trị lại ngăn cản các cuộc cải cách mà sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và quá trình phát triển? Bởi vì tăng trưởng và phát triển sẽ xói mòn sự nắm giữ quyền lực chính trị của họ. Vì sao các cuộc khủng hoảng tài chính lại xảy ra? Bởi vì các ngân hàng đã kiểm soát quá trình lập định chính sách nhằm đẩy những rủi ro sang cho đại chúng.

Để có thể thay đổi thế giới này, chúng ta cần phải hiểu được nó. Và mô thức phân tích nhấn mạnh đến các nhóm lợi ích mang tính chi phối dường như giúp chúng ta có được những hiểu biết sâu sắc hơn về các kết quả kinh tế và chính trị.

Nhưng vẫn còn đó một nghịch lý sâu sắc trong tất cả những thực tế ấy. Càng đưa ra nhiều giải thích, chúng ta càng ít có cơ hội để cải thiện vấn đề. Nếu hành vi của các chính trị gia được quyết định bởi “các nhóm lợi ích mang tính chi phối” mà họ chịu ảnh hưởng, thì những tư vấn về cải cách chính sách của các nhà kinh tế học sẽ giống như cuộc trò chuyện với người điếc. Khoa học xã hội của chúng ta càng hoàn thiện hơn thì nó lại càng ít phù hợp hơn cho các phân tích chính sách của chúng ta.

Đây là điểm khác biệt lớn giữa khoa học nhân văn và khoa học tự nhiên. Hãy mường tượng về mối quan hệ giữa khoa học và kỹ thuật. Một khi sự hiểu biết của các nhà khoa học về những quy luật vật lý của tự nhiên trở nên hoàn thiện hơn, thì các kỹ sư sẽ có thể xây dựng những cây cầu và tòa nhà tốt hơn. Sự cải thiện trong khoa học tư nhiên sẽ gia tăng, thay vì giảm bớt, khả năng định hình môi trường vật lý của chúng ta.

Mối quan hệ giữa kinh tế chính trị học và phân tích chính sách lại không giống như vậy. Do hành vi mang tính nội sinh của chính trị gia, nên kinh tế chính trị học không giúp gì nhiều cho các nhà phân tích chính sách. Điều này cũng tương tự như việc nếu các nhà vật lý học không chỉ giải thích được các hiện tượng tự nhiên mà còn có thể xác định được những cây cầu và ngôi nhà nào mà các kỹ sư có thể xây dựng, thì chúng ta không cần gì đến các trường kỹ thuật cả.

Trên thực tế, các khung khái niệm về kinh tế chính trị học hiện hành của chúng ta đang bị tràn đầy bởi các giả định thiếu rõ ràng về những tư tưởng ẩn dưới sự vận hành của các hệ thống chính trị. Một khi những giả định đó trở nên rõ ràng thì vai trò quyết định của những nhóm lợi ích mang tính chi phối sẽ biến mất. Thiết kế chính sách, lãnh đạo chính trị và tự do của con người sẽ trở về với đời sống.

Có ba cách mà qua đó tư tưởng định hình nên lợi ích. Đầu tiên là các tư tưởng giúp giới tinh hoa chính trị xác định bản thân họ mà những mục đích mà họ theo đuổi – tiển bạc, danh dự, địa vị, duy trì quyền lực, hay đơn giản là xác lập vị trí trong lịch sử. Những câu hỏi liên quan đến bản sắc chiếm vị trí trung tâm trong việc các chính trị gia lựa chọn hành động như thế nào. Thứ hai là các tư tưởng xác định cách nhìn nhận của các chính trị gia về cách thức vận hành của thế giới. Các nhóm lợi ích đầy quyền lực trong giới kinh doanh sẽ vận động hành lang với nhiều chính sách khác biệt nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất từ bình diện phân tích chính sách chính là những tư tưởng xác lập nên những chiến lược mà các chính trị gia tin rằng họ có thể theo đuổi. Ví dụ, có một cách để cho giới tinh hoa chính trị duy trì quyền lực là thúc đẩy thúc đẩy phát triển kinh tế đồng thời với việc đa dạng hóa nền tảng kinh tế của họ, thiết lập các liên minh, đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa theo định hướng của Nhà nước.

Hai ví dụ sống động minh họa cho những phân tích trên là sự cất cánh trong tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc từ thập niên 1960 và của Trung Quốc từ thập niên 1970. Trong cả hai trường hợp, người được hưởng lợi nhiều nhất là những nhóm lợi ích mang tính chi phối (các tập đoàn kinh doanh của Hàn Quốc và Đảng Cộng sản tại Trung Quốc). Điều khiến cho cải cách có thể được thực thi không phải là sự tái cấu trúc quyền lực chính trị mà là sự trỗi dậy của những chiến lược mới. Thành tựu kinh tế đạt được thường không phải do các nhóm lợi ích này bị đánh bại, mà do các chiến lược khác nhau được các nhóm lợi ích ấy sử dụng.

Kinh tế chính trị học rõ ràng vẫn còn quan trọng. Nếu không hiểu được ai được hưởng lợi và ai bị tổn thương từ hiện trạng, thì khó lòng phân tích và phê phán các chính sách hiện hành. Nhưng sự tập trung đặc biệt đến “những nhóm lợi ích mang tính chi phối” có thể giúp chúng ta tận dụng được những đóng góp quan trọng từ các phân tích chính sách và những nghiên cứu về sự liên minh giữa chính trị và kinh doanh. Khả năng tạo ra tiến bộ kinh tế đang tiến tới những giới hạn, không phải chỉ bởi thực tế của quyền lực chính trị, mà còn bởi sự nghèo nào trong tư tưởng của cộng đồng các nhà kinh tế học chúng ta.

* Dani Rodrik là giáo sư về Kinh tế Chính trị học Quốc tế tại Trường Quản trị Công Kennedy thuộc Đại học Harvard, và là học giả hàng đầu về toàn cầu hóa & phát triển kinh tế.



[1] Nguồn: Rodrik, Dani (2013). “The Tyranny of Political Economy”. Project Syndicate, February 8, 2013. (www.project-syndicate.org)

Saturday, February 9, 2013

Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng về Tứ Diệu Đế

            The Fouth Noble Truth (Tứ Diệu Đế) - Part 1 -                          His Holiness the Dalai Lama 

 

 

 


Đức Đạt Lai Lạt Ma đàm luận (3)





HỎI:   Ngài nói rằng chúng ta cần yêu mến chính mình, thế rồi rải lòng từ bi yêu thương đến người khác.  Nhưng trước nhất là có những người họ không yêu mến chính họ, nhưng hiếm khi họ nhận được sự yêu mến họ không cảm thấy được yêu mến.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Như tôi vừa mới đề cập, sự tự ghét bỏ, tôi không nghĩ là có từ lúc mới sinh ra đã có loại cảm nhận ấy.  Tôi không nghĩ như thế.  Sau này, khi tâm tư chúng ta trở nên phức tạp hơn, não bộ chúng ta.  Rồi thì tự mình phát triển một hoài bảo hay khát vọng nào đấy.  Thế rồi những khát vọng không thực tế, hoài bảo viễn vông, một cách tự nhiên không bao giờ là đời sống vật chất rồi thì sự tự ghét bỏ phát sinh…  Tôi nghĩ là quý vị phải học hỏi, nghiên cứu, khảo sát những người tự ghét bỏ họ, nó khởi đầu từ bao giờ?  Quý vị có thể cha mẹ họ, khi họ là những đứa bé thiếu nhi.  Tôi không nghĩ những đứa trẻ thơ có sự tự ghét bỏ.  Tôi không nghĩ như thế.  Rõ chứ?  Bây giờ quý vị (người hỏi) có thêm trách nhiệm tiến hành nghiên cứu và viết thành sách (cùng mọi người cười).  Và tôi cũng nghĩ, ngày nay, những nhà chuyên môn não bộ, và một số nhà khoa học về cảm xúc con người cũng gene di truyền học, đây là một chủ đề mới để khảo sát xa hơn, thảo luận xa hơn.  Tôi cảm thấy như thế.  Câu hỏi tiếp.



HỎI:  Một trong những quyển sách của ngài, có một đoạn nói về viễn ly nói rằng, viễn ly với thế gian là từ bỏ sự luyến ái hay dính mắc với thế gian không có nghĩa là ta tự tách rời với thế gian.  Đối với những người dễ dàng bị dính mắc thì cân bằng giữa luyến ái và viễn ly như thế nào và làm sao chúng ta liên hệ trong việc giúp  đở người khác nếu chúng ta chưa  gắn bó (dính mắc) với tâm bồ đề ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Tôi nghĩ là một ngày nào trước tôi đã đề cập.  Dĩ nhiên tôi không biết ý nghĩa chính xác của chữ attachment (luyến ái, dính mắc, chấp trước) trong Anh Văn.  Thông thường tôi thấu hiểu attachment là một loại là một loại tham muốn, một loại năng lượng hơi mù quáng, tương tự một loại khát vọng mù quáng,…, đấy là luyến ái… Tự tôi là một Phật tử không nên phát triển sự luyến ái dính mắc với Đạo Phật.  Nếu tôi dính mắc Phật Pháp thế thì tâm tư bị thành kiến.  Tâm tư thành kiến không thể là thực tế vì tâm thành kiến không thể thấy thực tại của những thứ khác, không thể thấy những thứ khác một cách khách quan, rất dính mắc với tham muốn của chính mình.  Rõ chứ!  Nếu tôi có thể nói rằng ai đó trong hàng ngũ lãnh đạo cứng rắn ở Bắc Kinh, họ nhìn nền văn hóa Tây Tạng hoàn toàn tiêu cực (cười).  Do vậy, tâm tư họ trở nên thành kiến, như thế ấy.

Một lần nọ ở Úc Đại Lợi, nhiều năm về trước.  Một cuộc gặp gở với những nhà khoa học.  Mọi người tự giới thiệu.  Vừa vào lúc bắt đầu, một nhà khoa học người Úc Đại Lợi, ông tự giới thiệu, "tôi là một nhà khoa học người luôn luôn phân biệt khoa học đối với những người có quan điểm khác biệt với khoa học".  Ông đã sẳn sàng phân biệt khoa học.  Đối với những người như vậy, tôi nghĩ là rất khó khăn để chấp nhận về tâm thức, cảm xúc.  Họ chỉ cảm nhận về não bộ mà thôi.

Nên một số nhà khoa học, với đầu óc rất cởi mở, vâng.  Như tôi đã đề cập sáng nay, trình độ thô của cảm xúc, của tâm thức hoàn toàn lệ thuộc vào não bộ.  Ngày nay các nhà khoa học bắt đầu chú ý đến việc rèn luyện tâm thức, một ý nghĩa, nghĩ nhiều hơn về từ bi.  Thái độ tinh thần ấy, thật sự tác động đến não bộ, ảnh hưởng của khả tự điều chỉnh hay thay đổi của não bộ.  Thái độ ấy và sự thiền tập hay sự rèn luyện tinh thần, thật sự vấn đề ấy đưa đến một số thay đổi, đôi khi có một số gia tăng.  Cho nên một số nhà khoa học bây giờ thật sự cho thấy một sự quan tâm, đưa ra một số câu hỏi mở về một loại năng lượng nào đó  riêng biệt với não bộ, có một sự nối kết gần gũi giữa não bộ, hệ thống thần kinh và năng lượng ấy.  Đôi khi não bộ, thần kinh thay đổi đưa đến sự thay đổi của một số tâm thức hay năng lượng nào đó.

Ô, có một trường hợp ở Hoa Kỳ, tôi nói chuyện với một số bác sĩ, nhà vật lý.  Tôi chỉ hỏi, rõ ràng một số sự kiện trên trình độ vật lý và một số thay đổi trên trình độ não bộ.  Một lần nữa, một số cảm xúc, một số thái độ cảm giác phát triển.  Điều đó là rõ ràng.  Nhưng có một số trường hợp, không có ảnh hưởng vật lý, không có gì cả, chúng ta chỉ ngồi im lặng, bổng nhiên một tư tưởng phát sinh.  Và tư tưởng ấy tác động đến não bộ và áp lực ấy cũng thay đổi.  Nên dường như đôi khi chỉ một chút tư tưởng có thể đến và thay đổi tình trạng vật lý của thân thể.  Nên dường như có năng lượng nào đó ở đấy.  Nên đôi khi có một chuyển nào đó ở trình độ vật lý thân thể lại ảnh hưởng đến sự suy tư.  Đôi khi ở trình độ tư tưởng, một số chuyển động nào đó xảy ra lại ảnh hưởng đến não bộ.  Tôi đã hỏi một bác sĩ, họ trả lời dường như là thế, nhưng không phải như thế (cười).  Như vậy là thành kiến có phải không?  Họ tin rằng tâm thức chỉ bảo vệ não bộ, chứ không phải như thế.

Ngày nay những nhà khoa học chân thành lanh lợi không làm như thế.  Rồi thì khoảng 1979, lần thăm viếng đầu tiên của tôi ở Mongolia qua Liên Bang Sô Viết, qua Mosow, vẫn là cộng sản, tôi đã gặp một nhà khoa học ở đấy, tôi đề cập về cơ quan thần kinh, chúng tôi gọi như nhãn thức, nhĩ thức, …, sáu thức.  Một nhà khoa học Liên Sô đã bác bỏ, và nói đấy chỉ là những danh từ tôn giáo (cười).  Thì đấy là một nhà khoa học, nhưng với đầu óc  hẹp hòi (cười).   Trong khi một số  người bạn của tôi, các nhà khoa học Hoa Kỳ, một người rất nổi tiếng là Richard Davidson, Wisonsin University, là một người bạn rất gần gũi của tôi trong nhiều năm, và một người Chi Lê, và nhiều người khác, là những nhà khoa học rất lanh lợi và chân thành.  Khi những chủ đề mới xuất hiện, họ rất cởi mở đón nhận, có thể là đúng có thể là sai, tâm tư cởi mở, thái độ rất tốt.  Không thành kiến, nhìn một cách khách quan, và luôn luôn khảo sát. 47:52

Cho nên, não bộ, chúng tôi tin rằng ở trình độ thô của tâm thức, năng lượng hoàn toàn lệ thuộc vào não bộ.  Như sáng nay tôi đã đề cập, trong thời gian ngủ, trong giấc mơ, các thức giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) không hoạt động; thức thứ sáu, ý thức làm việc.  Với giấc mộng, chỉ tâm thức.  Rồi thì giấc ngủ sâu, không mơ mộng, những kinh nghiệm vi tế hơn của tâm thức.  Nên một cách kỷ thuật để nhận ra thời gian, nhận ra tôi đang mơ ngủ, với kinh nghiệm ấy nên kiểm soát giấc mộng.  Và qua cách ấy, cuối cùng, chúng ta có thể tách rời thân thể trong mộng với thân thể vật lý.  Có một số trường hợp, qua rèn luyện.  Các vấn đề này vẫn là huyền bí.  Khả năng ở đấy.  Một số người thường, một số trường hợp đã trải nghiệm trong thời gian ngủ nhận thức được là, 'tôi đang mộng', 'bây giờ tôi đang ngủ'.  Có ai có kinh nghiệm ấy không?

Nên khi chúng ta trải nghiệm, thời gian mộng, thể trạng mơ ngủ, nhận ra rằng 'tôi đang mơ ngủ' và trường hợp ấy, việc tập trung xa hơn, một địa điểm nào trong thân thể, chính yếu ở đây (chỉ vào chấn thủy) ở giữa hai vú (mọi người cười) ở đây.  Nên trình độ ngủ mộng, trình độ thô của tâm thức, cảm giác, đã không hoạt động.  Rồi thì tình trạng mơ ngủ, quý vị tập trung ở đây (chỉ vào giữa ngực) một cách thận trọng hòa tan tâm thức sâu hơn. Sự thực tập ấy là một trong những sự thực tập, hòa tan như thế nào đối với trình độ thô của tâm thức.  Đối với những ai có kinh nghiệm tỉnh thức trong giấc mộng thì đừng thờ ở với kinh nghiệm ấy, quý vị nên chú ý hơn về kinh nghiệm ấy thì ta sẽ biết tại sao khi ngủ mơ ta biết là ta đang ngủ mơ,  nhớ là tập trung ở đây.  Sự tan rả xa hơn trình độ tâm thức thô sẽ thâm nhập sâu hơn sâu hơn của tâm vi tế.  Đấy là một sự thực tập yoga như thế.

Trong một vài trường hợp tôi cũng nhận ra tình trạng khi mở ngủ, nhưng rồi không có tiến trình xa  hơn, tôi là một người làm biếng, như thế ấy.  Rồi thì như vấn đề chết, vị giáo thọ trưởng lão của tôi, sau khi ngài tịch, bác sĩ đến, khám nghiệm và tuyên bố ngài đã chết.  Và 13 ngày sau, thân thể của ngài vẫn mềm mại tươi tắn.  Và tôi nghĩ 2 năm trước đây, ở Nam Ấn, đã có một vụ 3 tuần sau thân thể vẫn không bị phân hủy.  Và một vấn đề hấp dẫn là trước khi chết, vì bị bệnh hoạn lâu ngày, thân thể rất yếu đuối, thân thể lại trở nên tươi tắn  hơn, và duy trì trong 3 tuần.

Khoa học đến nay chưa có giải thích gì.  Sự giải thích của chúng tôi là, tất cả trình độ thô của tâm thức và năng lượng tan biến nhưng tâm vi tế vẫn còn đấy, và không chỉ vẫn ở đấy mà lại  hơi hoạt động hơn nên nó tác động đến thân thể vật chất.

Vào đầu năm nay, có một kinh nghiệm kỳ lạ, một vị thượng thủ của Mongolia, một vị lạt ma nhưng là người Tây Tạng, đã một lần bị tai biến mạch máu não, nên thân thể rất  yếu và khó khăn di chuyển.  Năm ngoái tôi đã gặp gở khi tôi thăm viếng Mongolia, thật sự là lần gặp gở cuối cùng và tôi đã nói với cụ rằng, 'bây giờ thân thể của ngài rất yếu, ngài nên nghĩ đến kiếp sống tới, ngài nên nghĩ thêm về kiếp sống tới ở Mongolia', tôi đề nghị ngài như thế.  Rồi thì gần ngày tết của Tây Tạng, ngài gởi tôi một thông điệp rằng, khi nào ngài nên tịch? (mọi người cười) Rồi tôi trả lời rằng, 'ngài nên tịch ở Mongolia, thời gian ngài không phải bây giờ', lúc tết của Tây Tạng, 'và sau khi qua tết thì đấy đúng là thời gian để tịch', (mọi người cười).  Tôi đề cập như thế và ngài đã làm theo đúng như vậy.  Thật lạ kỳ.  Sau đó vào ngày ngài tịch, và sáng hôm sau, tôi đã nhận được một tin từ thị giả hỏi là phải làm gì?  Tôi đã gởi đại diện của tôi đến, nhưng máy bay không thể bay thẳng từ Ấn Độ đến Mongolia mà phải bay qua Đại Hàn hay Nhật Bản nên bốn ngày sau mới đến nơi, Ulanbato thủ đô Mongolia, sáng hôm ấy tôi nhận được tin, là một số dung dịch đã tiết ra từ lỗ mũi của ngài, đấy là dấu hiệu chấm dứt sự thiền định của ngài, và khi đại diện của tôi đến và làm lễ, thân thể của ngài nhủn xuống và lúc ấy ngài thật sự tịch.  Nên dường như sự thị tịch của ngài đã được điều khiển từ Ấn Độ (mọi người cười).  Khi tôi tịch ai điều khiển thì tôi không biết (mọi người cười).  Nhưng việc này thật huyền bí có phải không?

Theo sự giải thích của Đạo Phật, vâng có một số lý do được giải thích.  Còn bằng không thì chỉ là một kỳ lạ