TRUYỀN PHÁP CHO PHẬT TỬ NGA TẠI DELHI
Ngài nhấn mạnh rằng sự chuyển hóa tâm thức là trung tâm của thực hành Phật giáo, đó không phải là thực hành được thực hiện bằng ép buộc. Giáo pháp cần phải được tiếp cận tự nguyện, sử dụng trí tuệ để thấu hiểu tâm nguyện và các con đường dẫn đến mục tiêu giác ngộ tối thượng.
New
Delhi, Ấn Độ,
24 Tháng 12 2012 – Trước thính chúng gần
1500 người, trong đó hơn
1 ngàn là người Nga, đã nhiệt
thành cung đón, Đức Đạt
Lai Lạt Ma giải
thích rằng giọng
ngài có bị khàn vì gần
đây ngài đã thuyết pháp hơn 50 giờ
trong hai tuần khi truyền một
giáo pháp quan trọng tại
Nam Ấn.
Ngài
đã tán thán các vị khách tới
từ Nga, chia sẻ
với họ
rằng trong quá khứ
có rất nhiều
Bậc thầy
từ Buryat, Kalmykia và Tuva tới
tu học tại
Trung tâm Tây Tạng và đã thành tựu
pháp. Đây là di sản đang được
hồi sinh ngày hôm nay. Đồng
thời, có những
người khác, ban đầu quan tâm đến
triết học
Phật giáo và rồi trở
thành Phật tử.
Ngài chia sẻ rằng trong khi
ngài thường khuyên mọi
người hãy tiếp tục
trì giữ tôn giáo mà họ
đã theo từ khi mới
sinh mặc dù đôi khi mọi
người thấy
Phật giáo có thể
hữu ích hơn
cho họ. Tuy nhiên, ngài nhấn
mạnh rằng
điều quan trọng
là không được đánh mất đi sự
tôn kính đối với tôn giáo mà gia
đình của mình đã thuộc
về.
Về
thực hành tâm linh, Đức
Đạt Lai Lạt
Ma dạy rằng
cho dù quan điểm nhân sinh và thế
giới của
họ có từ
góc độ triết học
hay không, từ hữu
thần hay không, thì tất cả
các truyền thống
tôn giáo đều đặt trọng
tâm vào tình yêu thương và lòng bi mẫn.
Ngài cho rằng nguồn
gốc của
mọi rắc rối đều xuất phát từ
bản ngã. Các tôn giáo hữu
thần có giải
pháp là hướng trọn
niềm tin nơi đấng tối cao thì
Phật giáo đối trị
bản ngã bằng thực
hành vô ngã, tận trừ
một bản
ngã cố định, bất biến, và
khuyên dạy chúng ta coi chúng sinh khác quan
trọng hơn
bản thân mình. Ngài dạy
rằng một
khi chúng ta đã hiểu các tôn giáo khác
nhau đều có cùng chung mục tiêu thì chúng ta
có căn cứ để
thể hiện
sự tôn trọng
đối với các truyền thống tôn giáo không
phân biệt.
"Gần
đây tôi đọc được
rằng trong thế kỷ
21, trong 7 tỷ người
đang sống ngày nay, có 1 tỷ
cho rằng mình không theo một tôn giáo nào,
còn 6 tỷ người
nhận mình theo một
tôn giáo. Nhưng khi chúng ta chứng
kiến dường như
vẫn có những tín đồ tôn
giáo còn dính mắc trong nạn tham nhũng và dường
như không giảm
bớt đi bản
ngã của mình hoặc
không chế ngự được
các xúc tình tiêu cực trong mình, vậy
thì chúng ta có thể đặt
câu hỏi niềm
tin tâm linh của họ
thực sự
sâu sắc đến nhường nào. "
Ngài
dạy rằng
một khi còn bị
trói buộc bởi
xúc tình tiêu cực, chúng ta sẽ không
có hạnh phúc, nhưng
khi phát triển tình yêu thương
và lòng bi mẫn đối với
những người
khác, chúng ta sẽ cảm thấy
hạnh phúc hơn
và bình an hơn. Sự
ghanh đua và ghen tỵ làm gia tăng sợ
hãi và nghi ngờ, chúng ta mất
đi bằng hữu và trở
nên cô đơn. Khi chúng ta tự
do khỏi sự
sợ hãi, niềm
tin và tình bằng hữu sẽ phát triển.
Khi tâm bình an, chúng ta sẽ ít lo lắng và tự
do khỏi sợ
hãi. Ngày nay, các nhà khoa học và nhà tư
tưởng cũng đã nhận
ra rằng hạnh
phúc thật sự
đến từ
sự bình an nội
tâm. "Tâm từ bi mang lại
sự bình an nội
tâm và nó giúp sức khỏe
tốt hơn;
vì thế hãy tán thán tâm từ
bi".
Đức
Đạt Lai Lạt
Ma sau đó đã chuyển sang chủ
đề về đạo
đức thế
tục, ngài tin tưởng
rằng trong thế
giới vật
chất này, chúng ta cần
phải tìm những
phương cách để
thúc đẩy và khích lệ
mọi người
nuôi dưỡng những
giá trị nội tại,
nền tảng và nhân văn. Ngài khích lệ
thính chúng rằng nếu
họ chia sẻ
những điều mà họ
học hỏi
được từ
những bài pháp của
ngài thì giáo pháp sẽ lan tỏa xa hơn.
Trước
khi luận giải
về bộ
kinh luận của
đức Shantideva, ngài đã thỉnh
mời thính chúng trì tụng
Bát nhã Tâm kinh bằng tiếng Nga. Ngài đã luận
giải Phật
giáo Tạng truyền hầu hết khởi
nguồn từ truyền
thống Đại
học Nalanda như
thế nào, các đạo sư
của truyền thống được
an trí trên bức Thangka lớn
phía sau ngài. Đại Phương
trượng Shantarakshita đến
Tây Tạng theo lời
thỉnh cầu của
Hoàng đế Tây Tạng
và ngài đã kiến lập giới
luật tự
viện, dịch
kinh điển và tu học
Phật pháp. Để
điều phục các lực
lượng tiêu cực,
Hoàng đế đã thỉnh
mời Guru Liên Hoa Sinh Padmasambhava. Sau
đó, đệ tử của
Shantarakshita là ngài Kamalashila cũng đến
Tây Tạng và nhiều
người Tây Tạng
đến Ấn Độ
để nghiên cứu.
Sau đó, đạo sư
Atisha tu học tại
Vikramashila, nhưng có nhân duyên sâu
dày với Nalanda đã đến
Tây Tạng. Cả
hai truyền thống
Sakya và Kagyu đều có khởi nguồn từ
giáo pháp của các đạo
sư truyền thống Nalanda.
Đức
Đạt Lai Lạt
Ma giải thích rằng
Phật giáo Tạng
truyền bao gồm đầy
đủ các lời
dạy của
Đức Phật.
Truyền thống này được kiến lập
trên nền tảng giới
luật tự
viện về
bản chất giống
như truyền
thống Pali. Ngài nhắc tới
buổi gặp
gỡ gần đây với
chư tăng và học
giả Thái Lan và các ngài hiểu
được rằng sự
thực hành của
các ngài tương tự
như nhau. Mặc
dù truyền thống Tạng truyền còn thực
hành trí tuệ Bát nhã và Tantra
Yoga Tối thượng,
nhưng tất cả
đều dựa
trên nền tảng của
Luật Tạng.
Ngài
nhấn mạnh
rằng sự
chuyển hóa tâm thức
là trung tâm của thực
hành Phật giáo, đó không phải
là thực hành được
thực hiện
bằng ép buộc.
Giáo pháp cần phải
được tiếp
cận tự
nguyện, sử
dụng trí tuệ
để thấu hiểu
tâm nguyện và các con đường
dẫn đến
mục tiêu giác ngộ
tối thượng.
Đức
Đạt Lai Lạt
Ma luận giải
rằng bản chất
của tâm là trí tuệ
hiểu biết,
và rằng chúng ta phải
điều phục, tận
trừ các phiền
não của tâm, các tư
tưởng và xúc tình tiêu cực
cũng như các dấu
ấn của
chúng, đã ngăn chặn chúng ta đạt
tới sự
toàn tri. Để đạt
được, chúng ta cần
có trí tuệ hiểu
biết tính không. Ngài trích dẫn
lời tán thán của
đức Je Tsongkhapa lên Đức
Phật, "Bất
cứ lời dạy
nào mà đức Thế tôn tuyên thuyết đều dựa
trên pháp duyên sinh, Không có giáo pháp nào của
ngài không dẫn đến
sự bình an".
Giới
thiệu về tác phẩm
Nhập Bồ
tát hạnh (Bodhicharyavatara) của
đức Shantideva, ngài dạy
rằng tác phẩm được
trước tác vào thế
kỷ thứ
8 ở Ấn Độ
và là một trong các khai thị
trọng yếu
để phát triển
bồ đề tâm. Đức Đạt
Lai Lạt Ma đã thụ
nhận luận
giải thâm diệu
về trước tác này vào năm 1967 từ
Khunnu Lama Tenzin Gyaltsen, một Lama Ấn
Độ trẻ
tuổi đã viếng thăm Tự
viện Dzogchen ở
vùng Kham, miền Đông Tây Tạng
và ngài đã thụ nhận
tại đây. Ngài luận
giải rằng
tiêu đề của
tác phẩm có nghĩa là thực
hành các công hạnh của
một vị
Bồ Tát. Những
lời dạy
nhắc nhở
chúng ta quán xét những phẩm
chất giác ngộ là gì, giác ngộ
có thể chứng
đạt được
không, và nếu chúng ta thấu hiểu
giác ngộ có thể
chứng đạt
được thì tác phẩm
giúp trưởng dưỡng
tâm nguyện dẫn dắt chúng sinh cùng đạt
tới quả
vị giác ngộ.
Chăm chú nghe Đức Dala Lama |
Ngày
thứ hai, Ngài bắt
đầu buổi
thuyết Pháp bằng những chia sẻ:
"Tôi không có sự gia trì nào để
ban cho các bạn; tôi không cho rằng
bản thân mình là Đạt
Lai Lạt Ma, mà chỉ
là một người
giống như mọi người
khác. Điều quan trọng
là chúng ta đều mong cầu có một cuộc
sống an lạc và để
có được, chúng ta cần trau dồi bản
thân mình.”
Ngài
dạy rằng
trong số những thần thông mà Đức
Phật hiển
lộ qua các hành động
của thân, ngữ
và tâm của mình, chính là các lời
thuyết pháp mà ngài đã truyền dạy về sự
khác nhau giữa những
con đường chân chính và lầm sai. Đức
Phật đã chỉ
rõ làm thế nào để
tìm được hạnh
phúc và vượt thoát khổ
đau. Sự khổ
đau mà chúng ta không mong muốn và hạnh
phúc mà chúng ta mong muốn, đều phát sinh từ
các nhân. Đau khổ tới
chủ yếu do sự
thiếu hiểu
biết. Mặc
dù chúng ta tìm cầu hạnh phúc, nhưng
bởi vì vô minh chúng ta có xu hướng
tạo ra các nhân của
đau khổ. Vì vậy,
cần phải
biết điều gì mang lại
cho chúng ta hạnh phúc và điều gì đưa
đến đau khổ.
Đức Je Tsongkhapa đã tán thán Đức
Phật, "Trong tất
cả các công hạnh
giác ngộ của
đức Thế tôn, khẩu
của ngài là tối
thượng, do đó bậc
hiền trí luôn khắc ghi đến giáo pháp của
ngài.”
Đức
Đạt Lai Lạt
Ma luận giải
rằng chúng ta đã tạo
ra cho bản thân sự
khổ đau bằng
cách bám chấp vào hiện tướng
của sự
vật. Những
gì chúng ta cần là thấu hiểu
bản chất thực
sự của
sự vật.
Để đạt
được, chúng ta cần
phải sử
dụng trí tuệ
của mình một
cách tối đa. Chúng ta cần
phải tu học,
quán xét và điều phục sự
vô minh trong mình. Ngài không luận giải
toàn bộ kinh luận
trong dịp này, ngài dạy,
"Các bạn có bộ
kinh luận, hãy đọc,
làm cho bản thân mình quen thuộc,
thấm nhuần và đọc lại
nhiều lần cho tới khi các trang trở
nên bị chuyển
màu vì sử dụng
nhiều.”
Đức
Shantideva không trước tác bộ
kinh luận để
giải trí. Nội
dung của kinh luận
là về những lời
Phật dạy
và sau đó là các luận giải
của những
bậc đạo
sư. Ngài tuyên bố rằng ngài trước
tác bộ luận
là để tâm thức
mình thấm nhuần với lời
kinh. Đức Đạt
Lai Lạt Ma đã khuyên cần phải
sử dụng
trí tuệ để
hiểu những
lời dạy
trong kinh và kiên trì thấu hiểu. Ngài một
lần nữa
trích dẫn lời
đạo sư
Je Tsongkhapa: "Vì vậy, bậc
hiền trí có tâm nguyện thực
hành điều phục tâm bằng trí tuệ.”
Lời dạy
này có nghĩa là chúng ta nên suy xét về lời
kinh, không chỉ lặp
đi lặp lại
với chỉ
riêng mình, mà cần đặt câu hỏi,
quán sát ý nghĩa lời kinh, đối chiếu
với các kinh nghiệm
của riêng của
mình và so sánh những gì chúng ta khám
phá được với
kinh nghiệm của
người khác. Cuối
cùng, điều này sẽ
mang lại cho chúng ta tới
điều quan trọng là trưởng
dưỡng một
trái tim nồng ấm.
Trong
tiếng Tây Tạng,
từ thiền
định có ý nghĩa làm cho tâm mình thấm
nhuần với giáo pháp và những
con đường thực
hành. Đức Đạt
Lai Lạt Ma so sánh với
việc đào tạo
một phi công. "Khi lần
đầu tiên nhìn vào buồng
lái ta cảm thấy
hoang mang và mất tự
chủ, nhưng
cuối cùng, thông qua rèn luyện
và quen thuộc tan nắm
vững những
gì cần phải
được thực
hiện. Quý vị
cần phải sử
dụng trí thông minh của
mình."
Chuyển
từ chương
thứ nhất tới
chương thứ
chín, ngài đã tụng đọc,
"Tất cả
những thực
hành này đều được truyền dạy
bởi đức
Đại Hùng lực
vì lợi ích của
trí tuệ tối thượng"
Bởi
vì vô minh, chúng ta cần phải
phát triển trí tuệ
nội chứng;
chúng ta cần phải
thấu hiểu bản
chất thực sự
của sự
vật. Giáo dục
là quan trọng vì đó là cách chúng tôi thu nhận
kiến thức.Trong
trường hợp
này, chúng ta cần phải
điều phục sự
thiếu hiểu
biết về
nhân quả và thực
tướng của
sự vật.
Tất cả
những ai mong muốn
an bình sự khổ
đau cần phải phát triển
trí tuệ. Chương
chín đề cập đến
hai loại người:
phàm phu và hành giả yogi. Thuật
ngữ Tây Tạng
cho hành giả bao gồm
hai nội dung, một
là ý nghĩa đích thực và thứ
hai là thấm nhuần được ý nghĩa đó. Vì vậy,
hành giả yogi là những
bậc thấm nhuần được
ý nghĩa đích thực. Đức
Đạt Lai Lạt
Ma đã đưa ra một
so sánh giữa người
bình thường hôm nay, những
người không biết suy xét và chỉ
thụ hưởng những
thứ họ
nhìn thấy hoặc
nghe thấy, và các nhà khoa học, những
người không hài lòng với
những phạm
vi đó bởi vì họ
liên tục tìm hiểu
để thấu hiểu
về thực tại.
Đội quân đầu bếp phục vụ hội nghị |
Trở
lại chương
một, những
lợi ích của
tâm nguyện lợi
tha, bồ đề tâm giác ngộ đã được
triệu thỉnh:
“ Khát ngưỡng tự
do và dẫn dắt chúng sinh tới tự
do, làm đoạn trừ
những nhân cho sự
tái sinh vào cõi thấp. Tất
cả các mục
đích cho dù tạm thời
hay tối thượng đều có thể
được viên mãn thông qua bồ
đề tâm nguyện.
Vì vậy, con xin đỉnh
lễ lên bồ đề tâm. " Ngài
trích lời của
đại thành tựu
giả Yogi thế
kỷ XIX, Shakya Shri: "Khi con hoan
hỷ, con hồi hướng
tất thảy
công đức cho chúng sinh; khi không hạnh
phúc, con xin nguyện nhận
sự đau khổ
của tất
cả chúng sinh, và qua đó xin nguyện
đem công đức này làm cạn
đi đại dương
của khổ
đau."
Xác
định bản
chất của
bồ đề tâm trong Tràng hoa
của sự
Thực chứng
Quang minh, đức Di Lặc
đã dạy: "Đó là tâm nguyện
toàn hảo để
chứng đạt
Phật quả
vì lợi ích tất
thảy chúng sinh. Khi trưởng
dưỡng bồ
đề tâm, trước
tiên hãy khai triển tâm từ
bi, mong nguyện giải
thoát chúng sinh khỏi khổ
đau, trên nền tảng đó khởi
phát tâm nguyện thành Phật.”
Tâm
tỉnh thức
gồm hai phần:
tâm nguyện và tâm hạnh.
Cũng giống như
mong muốn đi và hành động
đi. Quý vị có một
điểm đến
trong tâm và mong muốn đến đó; sau đó quý vị
thực sự
khởi hành.
Sau
khi thính chúng trì tụng Bát nhã tâm
Kinh, ngài yêu cầu thính chúng tụng đọc
các câu kệ của
chương hai và đến
câu 23 của chương
ba trong Nhập Bồ tát hạnh,
bởi đó bao gồm các câu Bảy
chi thực hành. Về
khóa lễ để khai triển
bồ đề tâm nguyện và bồ đề tâm hạnh,
ngài dạy rằng có thể
được cử
hành trước một
biểu tượng
nhưng sẽ hiệu
quả hơn nếu được
cử hành dưới
sự hướng đạo
của một
bậc thầy. Ngài cũng chỉ
rõ hai câu kệ đầu mà mọi
người trì tụng
là quy y Phật, Pháp, Tăng và
hai câu cuối là khai triển bồ đề tâm chứng
đạt giác ngộ.
Sau đó trì tụng hai câu kệ
từ chương
ba, phát sinh bồ đề tâm nguyện và thụ
giới bồ tát. "Nguyện
con có thể chứng
đạt giác ngộ
vì lợi ích của
hết thảy chúng sinh; và nguyện
con có thể tận
trừ tất
cả phiền
não và chứng đạt
được tất
cả những
phẩm chất
giác ngộ."
"Chúng
ta thấy rằng
giác ngộ là có thể"
ngài chia sẻ, "bởi
vì không có sự khác biệt
giữa bản
chất tính không của
tâm chúng ta và tâm của một
vị Phật.
Bởi vì tâm không tồn tại
cố hữu, nên chúng ta có thể
tận trừ
các phiền não. Chúng hòa tan vào như
thị và khi đó chúng ta được
tịnh hóa khỏi
những bất thiện
tiêu cực. Và khi tịnh
hóa được những
tiêu cực, chúng ta cũng phát triển
những phẩm
chất giác ngộ
của một
vị Phật.
"
Đức
Đạt Lai Lạt
Ma đã tiếp tục thảo
luận bản
chất tịnh
quang và sự tỉnh
thức của
tâm, ngài chỉ ra rằng không có
gì có thể chấm
dứt tính tịnh
quang và tỉnh thức
cho nên những ô nhiễm
của tâm có thể
được tận
trừ.
Về
truyền thừa pháp thực
hành đức Phật
Dược Sư
mà ngài sẽ truyền trao quán đỉnh, ngài chỉ
dạy rằng pháp thực
hành này khởi xuất từ
linh kiến thanh tịnh của
đức Dalai Lama đời
thứ V. Ngài đã hài ước
rằng trong khi các đời
Đạt Lai Lạt
Ma thứ II, III, V và XIII đều có các
linh kiến thì đời thứ
XIV lại không có gì cả
mặc dù đời
này dường như
có vẻ là đời
hóa thân được biết tới
nhiều nhất.
Về
những lợi
lạc của
pháp thực hành đức
Phật Dược
Sư, Đức
Đạt Lai Lạt
Ma dạy rằng
nếu chúng ta thực
hành và trì giữ việc
nhập thất, chúng ta có thể
chứng đạt
lợi lạc
để vượt qua bệnh
tật.
Vào
buổi chiều,
Đức Đạt
Lai Lạt Ma khẩu
truyền những
bài kệ của
các chương thứ
hai và thứ ba Nhập
Bồ tát Hạnh, thi thoảng
thoảng dừng
lại để
luận giảng.
Ngài dạy rằng, "Điều
quan trọng là có sự
tự tin về
khả năng đạt
đến giác ngộ.
Cội rễ
của tâm tỉnh
thức là lòng đại
bi và để phát triển
trước tiên quý vị
phải hiểu
được khổ
đau là gì, luôn khắc ghi trong tâm rằng Đức
Phật sẽ không thuyết dạy
về khổ
đau nếu chúng ta không có cơ
hội để
giải thoát khỏi
nó. "Quý vị càng quan tâm tới
chúng sinh khác, cảm thấy
họ gần gũi với
mình, tâm nguyện của
quý vị muốn
giải thoát họ
khỏi khổ
đau sẽ càng mạnh mẽ. Một
trong những phương
pháp để phát triển
tâm từ bi và tâm tỉnh
thức, Phương
pháp Bảy thứ
lớp Nhân quả,
nhấn mạnh
tới lòng tốt
của những
chúng sinh khác, ngay cả khi họ
không phải là cha mẹ
của bạn.
Tuy nhiên, cả Bồ tát Long Thọ
và đức Shantideva đều sử
dụng các phương
pháp cho-nhận, trao đổi
bản thân cho người
khác. "
Ngài
đã khuyến lệ rằng nên thực
hành đều đặn
hàng ngày, dần dần sẽ có sự tiến bộ.
Liên hệ với sự
thực hành của
chính bản thân, ngài chia sẻ:
"Tôi từng tôn kính bồ
đề tâm, nhưng
khi khai triển trong thực
tế, tôi lại cảm
thấy dường
như xa lạ.
Tuy nhiên, sau khi nghe luận giải
về Nhập Bồ tát hạnh,
tâm tỉnh thức
trở nên gần gũi hơn
và sự khai triển,
trưởng dưỡng
bồ đề tâm bắt đầu trở thành hiện
thực.
Phúc
Cường trích dịch
No comments:
Post a Comment