Total Pageviews

Saturday, February 9, 2013

Đức Đạt Lai Lạt Ma đàm luận (3)





HỎI:   Ngài nói rằng chúng ta cần yêu mến chính mình, thế rồi rải lòng từ bi yêu thương đến người khác.  Nhưng trước nhất là có những người họ không yêu mến chính họ, nhưng hiếm khi họ nhận được sự yêu mến họ không cảm thấy được yêu mến.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Như tôi vừa mới đề cập, sự tự ghét bỏ, tôi không nghĩ là có từ lúc mới sinh ra đã có loại cảm nhận ấy.  Tôi không nghĩ như thế.  Sau này, khi tâm tư chúng ta trở nên phức tạp hơn, não bộ chúng ta.  Rồi thì tự mình phát triển một hoài bảo hay khát vọng nào đấy.  Thế rồi những khát vọng không thực tế, hoài bảo viễn vông, một cách tự nhiên không bao giờ là đời sống vật chất rồi thì sự tự ghét bỏ phát sinh…  Tôi nghĩ là quý vị phải học hỏi, nghiên cứu, khảo sát những người tự ghét bỏ họ, nó khởi đầu từ bao giờ?  Quý vị có thể cha mẹ họ, khi họ là những đứa bé thiếu nhi.  Tôi không nghĩ những đứa trẻ thơ có sự tự ghét bỏ.  Tôi không nghĩ như thế.  Rõ chứ?  Bây giờ quý vị (người hỏi) có thêm trách nhiệm tiến hành nghiên cứu và viết thành sách (cùng mọi người cười).  Và tôi cũng nghĩ, ngày nay, những nhà chuyên môn não bộ, và một số nhà khoa học về cảm xúc con người cũng gene di truyền học, đây là một chủ đề mới để khảo sát xa hơn, thảo luận xa hơn.  Tôi cảm thấy như thế.  Câu hỏi tiếp.



HỎI:  Một trong những quyển sách của ngài, có một đoạn nói về viễn ly nói rằng, viễn ly với thế gian là từ bỏ sự luyến ái hay dính mắc với thế gian không có nghĩa là ta tự tách rời với thế gian.  Đối với những người dễ dàng bị dính mắc thì cân bằng giữa luyến ái và viễn ly như thế nào và làm sao chúng ta liên hệ trong việc giúp  đở người khác nếu chúng ta chưa  gắn bó (dính mắc) với tâm bồ đề ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Tôi nghĩ là một ngày nào trước tôi đã đề cập.  Dĩ nhiên tôi không biết ý nghĩa chính xác của chữ attachment (luyến ái, dính mắc, chấp trước) trong Anh Văn.  Thông thường tôi thấu hiểu attachment là một loại là một loại tham muốn, một loại năng lượng hơi mù quáng, tương tự một loại khát vọng mù quáng,…, đấy là luyến ái… Tự tôi là một Phật tử không nên phát triển sự luyến ái dính mắc với Đạo Phật.  Nếu tôi dính mắc Phật Pháp thế thì tâm tư bị thành kiến.  Tâm tư thành kiến không thể là thực tế vì tâm thành kiến không thể thấy thực tại của những thứ khác, không thể thấy những thứ khác một cách khách quan, rất dính mắc với tham muốn của chính mình.  Rõ chứ!  Nếu tôi có thể nói rằng ai đó trong hàng ngũ lãnh đạo cứng rắn ở Bắc Kinh, họ nhìn nền văn hóa Tây Tạng hoàn toàn tiêu cực (cười).  Do vậy, tâm tư họ trở nên thành kiến, như thế ấy.

Một lần nọ ở Úc Đại Lợi, nhiều năm về trước.  Một cuộc gặp gở với những nhà khoa học.  Mọi người tự giới thiệu.  Vừa vào lúc bắt đầu, một nhà khoa học người Úc Đại Lợi, ông tự giới thiệu, "tôi là một nhà khoa học người luôn luôn phân biệt khoa học đối với những người có quan điểm khác biệt với khoa học".  Ông đã sẳn sàng phân biệt khoa học.  Đối với những người như vậy, tôi nghĩ là rất khó khăn để chấp nhận về tâm thức, cảm xúc.  Họ chỉ cảm nhận về não bộ mà thôi.

Nên một số nhà khoa học, với đầu óc rất cởi mở, vâng.  Như tôi đã đề cập sáng nay, trình độ thô của cảm xúc, của tâm thức hoàn toàn lệ thuộc vào não bộ.  Ngày nay các nhà khoa học bắt đầu chú ý đến việc rèn luyện tâm thức, một ý nghĩa, nghĩ nhiều hơn về từ bi.  Thái độ tinh thần ấy, thật sự tác động đến não bộ, ảnh hưởng của khả tự điều chỉnh hay thay đổi của não bộ.  Thái độ ấy và sự thiền tập hay sự rèn luyện tinh thần, thật sự vấn đề ấy đưa đến một số thay đổi, đôi khi có một số gia tăng.  Cho nên một số nhà khoa học bây giờ thật sự cho thấy một sự quan tâm, đưa ra một số câu hỏi mở về một loại năng lượng nào đó  riêng biệt với não bộ, có một sự nối kết gần gũi giữa não bộ, hệ thống thần kinh và năng lượng ấy.  Đôi khi não bộ, thần kinh thay đổi đưa đến sự thay đổi của một số tâm thức hay năng lượng nào đó.

Ô, có một trường hợp ở Hoa Kỳ, tôi nói chuyện với một số bác sĩ, nhà vật lý.  Tôi chỉ hỏi, rõ ràng một số sự kiện trên trình độ vật lý và một số thay đổi trên trình độ não bộ.  Một lần nữa, một số cảm xúc, một số thái độ cảm giác phát triển.  Điều đó là rõ ràng.  Nhưng có một số trường hợp, không có ảnh hưởng vật lý, không có gì cả, chúng ta chỉ ngồi im lặng, bổng nhiên một tư tưởng phát sinh.  Và tư tưởng ấy tác động đến não bộ và áp lực ấy cũng thay đổi.  Nên dường như đôi khi chỉ một chút tư tưởng có thể đến và thay đổi tình trạng vật lý của thân thể.  Nên dường như có năng lượng nào đó ở đấy.  Nên đôi khi có một chuyển nào đó ở trình độ vật lý thân thể lại ảnh hưởng đến sự suy tư.  Đôi khi ở trình độ tư tưởng, một số chuyển động nào đó xảy ra lại ảnh hưởng đến não bộ.  Tôi đã hỏi một bác sĩ, họ trả lời dường như là thế, nhưng không phải như thế (cười).  Như vậy là thành kiến có phải không?  Họ tin rằng tâm thức chỉ bảo vệ não bộ, chứ không phải như thế.

Ngày nay những nhà khoa học chân thành lanh lợi không làm như thế.  Rồi thì khoảng 1979, lần thăm viếng đầu tiên của tôi ở Mongolia qua Liên Bang Sô Viết, qua Mosow, vẫn là cộng sản, tôi đã gặp một nhà khoa học ở đấy, tôi đề cập về cơ quan thần kinh, chúng tôi gọi như nhãn thức, nhĩ thức, …, sáu thức.  Một nhà khoa học Liên Sô đã bác bỏ, và nói đấy chỉ là những danh từ tôn giáo (cười).  Thì đấy là một nhà khoa học, nhưng với đầu óc  hẹp hòi (cười).   Trong khi một số  người bạn của tôi, các nhà khoa học Hoa Kỳ, một người rất nổi tiếng là Richard Davidson, Wisonsin University, là một người bạn rất gần gũi của tôi trong nhiều năm, và một người Chi Lê, và nhiều người khác, là những nhà khoa học rất lanh lợi và chân thành.  Khi những chủ đề mới xuất hiện, họ rất cởi mở đón nhận, có thể là đúng có thể là sai, tâm tư cởi mở, thái độ rất tốt.  Không thành kiến, nhìn một cách khách quan, và luôn luôn khảo sát. 47:52

Cho nên, não bộ, chúng tôi tin rằng ở trình độ thô của tâm thức, năng lượng hoàn toàn lệ thuộc vào não bộ.  Như sáng nay tôi đã đề cập, trong thời gian ngủ, trong giấc mơ, các thức giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) không hoạt động; thức thứ sáu, ý thức làm việc.  Với giấc mộng, chỉ tâm thức.  Rồi thì giấc ngủ sâu, không mơ mộng, những kinh nghiệm vi tế hơn của tâm thức.  Nên một cách kỷ thuật để nhận ra thời gian, nhận ra tôi đang mơ ngủ, với kinh nghiệm ấy nên kiểm soát giấc mộng.  Và qua cách ấy, cuối cùng, chúng ta có thể tách rời thân thể trong mộng với thân thể vật lý.  Có một số trường hợp, qua rèn luyện.  Các vấn đề này vẫn là huyền bí.  Khả năng ở đấy.  Một số người thường, một số trường hợp đã trải nghiệm trong thời gian ngủ nhận thức được là, 'tôi đang mộng', 'bây giờ tôi đang ngủ'.  Có ai có kinh nghiệm ấy không?

Nên khi chúng ta trải nghiệm, thời gian mộng, thể trạng mơ ngủ, nhận ra rằng 'tôi đang mơ ngủ' và trường hợp ấy, việc tập trung xa hơn, một địa điểm nào trong thân thể, chính yếu ở đây (chỉ vào chấn thủy) ở giữa hai vú (mọi người cười) ở đây.  Nên trình độ ngủ mộng, trình độ thô của tâm thức, cảm giác, đã không hoạt động.  Rồi thì tình trạng mơ ngủ, quý vị tập trung ở đây (chỉ vào giữa ngực) một cách thận trọng hòa tan tâm thức sâu hơn. Sự thực tập ấy là một trong những sự thực tập, hòa tan như thế nào đối với trình độ thô của tâm thức.  Đối với những ai có kinh nghiệm tỉnh thức trong giấc mộng thì đừng thờ ở với kinh nghiệm ấy, quý vị nên chú ý hơn về kinh nghiệm ấy thì ta sẽ biết tại sao khi ngủ mơ ta biết là ta đang ngủ mơ,  nhớ là tập trung ở đây.  Sự tan rả xa hơn trình độ tâm thức thô sẽ thâm nhập sâu hơn sâu hơn của tâm vi tế.  Đấy là một sự thực tập yoga như thế.

Trong một vài trường hợp tôi cũng nhận ra tình trạng khi mở ngủ, nhưng rồi không có tiến trình xa  hơn, tôi là một người làm biếng, như thế ấy.  Rồi thì như vấn đề chết, vị giáo thọ trưởng lão của tôi, sau khi ngài tịch, bác sĩ đến, khám nghiệm và tuyên bố ngài đã chết.  Và 13 ngày sau, thân thể của ngài vẫn mềm mại tươi tắn.  Và tôi nghĩ 2 năm trước đây, ở Nam Ấn, đã có một vụ 3 tuần sau thân thể vẫn không bị phân hủy.  Và một vấn đề hấp dẫn là trước khi chết, vì bị bệnh hoạn lâu ngày, thân thể rất yếu đuối, thân thể lại trở nên tươi tắn  hơn, và duy trì trong 3 tuần.

Khoa học đến nay chưa có giải thích gì.  Sự giải thích của chúng tôi là, tất cả trình độ thô của tâm thức và năng lượng tan biến nhưng tâm vi tế vẫn còn đấy, và không chỉ vẫn ở đấy mà lại  hơi hoạt động hơn nên nó tác động đến thân thể vật chất.

Vào đầu năm nay, có một kinh nghiệm kỳ lạ, một vị thượng thủ của Mongolia, một vị lạt ma nhưng là người Tây Tạng, đã một lần bị tai biến mạch máu não, nên thân thể rất  yếu và khó khăn di chuyển.  Năm ngoái tôi đã gặp gở khi tôi thăm viếng Mongolia, thật sự là lần gặp gở cuối cùng và tôi đã nói với cụ rằng, 'bây giờ thân thể của ngài rất yếu, ngài nên nghĩ đến kiếp sống tới, ngài nên nghĩ thêm về kiếp sống tới ở Mongolia', tôi đề nghị ngài như thế.  Rồi thì gần ngày tết của Tây Tạng, ngài gởi tôi một thông điệp rằng, khi nào ngài nên tịch? (mọi người cười) Rồi tôi trả lời rằng, 'ngài nên tịch ở Mongolia, thời gian ngài không phải bây giờ', lúc tết của Tây Tạng, 'và sau khi qua tết thì đấy đúng là thời gian để tịch', (mọi người cười).  Tôi đề cập như thế và ngài đã làm theo đúng như vậy.  Thật lạ kỳ.  Sau đó vào ngày ngài tịch, và sáng hôm sau, tôi đã nhận được một tin từ thị giả hỏi là phải làm gì?  Tôi đã gởi đại diện của tôi đến, nhưng máy bay không thể bay thẳng từ Ấn Độ đến Mongolia mà phải bay qua Đại Hàn hay Nhật Bản nên bốn ngày sau mới đến nơi, Ulanbato thủ đô Mongolia, sáng hôm ấy tôi nhận được tin, là một số dung dịch đã tiết ra từ lỗ mũi của ngài, đấy là dấu hiệu chấm dứt sự thiền định của ngài, và khi đại diện của tôi đến và làm lễ, thân thể của ngài nhủn xuống và lúc ấy ngài thật sự tịch.  Nên dường như sự thị tịch của ngài đã được điều khiển từ Ấn Độ (mọi người cười).  Khi tôi tịch ai điều khiển thì tôi không biết (mọi người cười).  Nhưng việc này thật huyền bí có phải không?

Theo sự giải thích của Đạo Phật, vâng có một số lý do được giải thích.  Còn bằng không thì chỉ là một kỳ lạ

No comments:

Post a Comment