HỎI: Tôi nghĩ lòng từ bi cho tất cả mọi sự sống là
quan trọng nhưng có nhiều người họ không yêu mến chính họ và không có lòng từ
bi cho chính họ. Vậy thì làm sao chúng ta yêu mến chính mình và yêu mến
người khác cùng những sự sống khác?
ĐỨC
ĐẠT LAI LẠT MA: Lòng yêu mến hay từ ái chân
thành, trước nhất là yêu mến chính mình. Đôi khi có sự lạ kỳ là có sự
ghét bỏ chính mình, những người như vậy thì không thể phát triển lòng yêu
thương từ ái cho người khác. Nên trước tiên là yêu mến chính mình,rồi thì
nghĩ người khác cũng như chính mình, họ cũng muốn hạnh phúc và không muốn khổ
đau. Họ cũng cùng có những quyền như vậy. Thấu hiểu như vậy và mở
rộng lòng yêu thương từ ái đến những người thân bạn bè rồi mở rộng ra đến láng
giềng hàng xóm, rồi đến những kẻ thù của chính mình, rồi đến toàn thể chúng
sanh.
Ngày
trước tôi quên việc xem kẻ thù với hai trình độ của từ bi. Một trình độ
của từ bi là nhân tố sinh học như chó, mèo, chim, một số côn trùng như muỗi,
tôi thật sự nghi ngờ chúng có khả năng của từ bi hay không tôi không
biết. Một lần ở Oxford, Anh Quốc, trong buổi nói chuyện của tôi, ở hàng
đầu một số giáo sư Oxford đường hoàng, tôi hỏi họ một câu hỏi,
trong não bộ chúng ta chúng ta có khả năng phát triển cảm kích việc làm của
người khác về sự tử tế ân cần như thế, chúng ta có cơ sở ấy, chó mèo cũng có
khả năng ấy, và dường như những con muỗi không có khả năng ấy (mọi người
cười). Vì khi cảm thấy vui tôi cho muỗi máu của tôi, chúng hút máu của
tôi và toàn thân chúng biến thành màu đỏ và rồi chúng bay đi không có biểu hiện
gì của sự biết ơn (mọi người cùng cười). Nên tôi chỉ đơn giản hỏi những
vị giáo sư ấy rằng, mức độ nào của não bộ biểu lộ khả năng biết ơn. Tôi
nghĩ là một ngày nào đó khoa học sẽ khám phá ra. Cho đến bây giờ chưa có
câu trả lời. Nên những con muỗi là việc khác. Còn nhiều động vật có
vú và chim chóc chúng có khả năng để biểu lộ yêu thương mến mộ. Như những
con chim và những con thú khác, khi có sự đe dọa nào đối với con cái chúng, mẹ
chúng sẳn sàng để chiến đấu chống lại hiểm họa ấy. Điều ấy không phải đến
từ tín ngưỡng tôn giáo. Nhưng đấy là nhân tố sinh học. Chúng ta
cũng có những khí cụ sinh học để phát triển lòng yêu mến hay quan tâm cho những
người khác. Rõ chứ. Nhưng mà lòng yêu mến ấy là thiên vị và giới hạn
với định hướng rất nhiều đối với thái độ của người khác. Lòng yêu mến ấy
như hạt giống trong trí thông minh của con người và chúng ta thấy giá trị của
sự nhiệt tình hay từ bi ấy và sự nguy hại của thù oán, sân hận. Qua cách
ấy với sự hổ trợ của trí thông minh loài người, lòng yêu mến hay từ bi sinh học
giới hạn ấy với sự thông minh hay tuệ trí của con người có thể phát triển xa
hơn bây giờ không bị định hướng bởi thái độ của người khác, mà chỉ xem họ như
những chúng sanh mà thôi. Nên trình độ yêu thương hay từ bi rộng mở ấy có
thể tiếp cận một cách dễ dàng đến kẻ thù của chúng ta. Cho đến khi chúng
ta còn quan tâm đến những kẻ ấy như kẻ thù của ta, nhưng họ vẫn là những chúng
sanh, đặc biệt trong loài người, họ là những người anh chị em, họ cũng xứng đáng
cho lòng từ ái bi mẫn của chúng ta. Trình độ từ bi ấy là không thành
kiến, không thiên vị, và không giới hạn. Giáo huấn về từ ái và bi mẫn là
loại từ bi ấy, lòng từ bi không thành kiến.
Một
người bạn Hồi Giáo của tôi, ông ấy nói với tôi rằng, một hành giả Hồi Giáo chân
thành phải mở rộng lòng yêu thương đến tất cả những tạo vật của thánh
Allah. Không có sự phân biệt bạn bè của tôi, kẻ thù của tôi.
Không. Kẻ thù ta cũng là tạo vật của Allah, của Thượng Đế.
Nên toàn bộ loài người, toàn bộ thế giới được tạo dựng bởi Thượng Đế. Có
phải thế không? Nên những người tin tưởng chân thành hiến dâng trọn vẹn cho
Thượng Đế thì phải tôn trọng, phải mở rộng lòng yêu thương đến tất cả những tạo
vật do Thượng Đế tạo ra. Thế đấy. Nên như vậy là không thành kiến.
Nên khi chúng ta nói về tha thứ, từ bi, bao dung ,… đôi khi người ta lầm lẫn
bao dung, tha thứ có nghĩa là chấp nhận những việc làm sai trái của người
khác. Không phải như thế. Chúng ta phải làm sự phân biệt giữa người
làm và việc làm (của người ấy). Rõ chứ. Đối với kẻ thù, người làm,
thì tha thứ. Việc làm sai trái của người ấy, như hành động của người ấy,
đôi khi chúng ta phải có hành động phản kháng lại. Không phải từ động cơ
thù hận như từ lòng quan tâm đến sự cát tường của chính những người ấy.
Nếu chúng ta để những hành vi sai trái của những người ấy tiếp tục, một cách rõ
ràng những người ấy sẽ đau khổ. Nên nhằm để làm dừng lại hành động sai
trái của những người ấy vì sự quan tâm của chính những người ấy đôi khi chúng
ta phải phản kháng lại, sự phản kháng ấy vì sự cát tường của những người
ấy. Nên quý vị thấy chúng ta cần làm sự phân biệt, tha thứ, đúng nghĩa
của tha thứ là không bao giờ gia tăng cảm giác tiêu cực đối với những người
ấy. Đấy là ý nghĩa của tha thứ. Tha thứ không có nghĩa là
quên lãng. Nếu quý vị quên lãng thì không liên hệ gì với tha thứ.
Rõ chứ. Những người Tây Tạng bị người Trung Cộng giam cầm, tra tấn,
giết hại, như hành động ấy được quan tâm, chúng tôi chống lại, nhưng
những người làm ra quyết định ấy ở trình độ con người, chúng tôi luôn luôn giữ
lòng từ bi. Nên hãy là sự phân biệt, những người thực hiện hành động ấy,
và hành động của họ. Đấy là hai việc riêng biệt.
Như
sự thực tập của chúng ta về sám hối. Trong thời gian sám hối, chúng ta
làm sự phân biệt: Tôi làm lỗi lầm, tôi làm những việc sai quấy như vậy như
vậy. Nên ta tách biệt hành động của chúng ta, chúng ta nhận ra hành động
của chúng ta là sai. Chúng ta có khả năng tách biệt rằng chúng ta đã làm
những việc sai lầm, hôm nay tôi hối hận. Nên tương tự thế, kẻ thù ta, như
hành động của họ được quan tâm, chúng ta cần đối kháng lại, nhưng người làm
hành động ấy, chúng ta phải giữ lòng từ bi, tha thứ. Rõ chứ! Như
thế đấy.
Nên
từ bi có những trình độ khác nhau lòng từ bi thành kiến và lòng từ bi vô giới
hạn không thiên vị. Nên tự ghét bỏ mình là rất tệ hại. Và thực sự,
khảo sát xa hơn, ta hỏi, tại sao người ta phát triển sự tự ghét bỏ chính
mình? Sâu xa bên trong, ích kỷ ở đấy, lòng vị kỷ ngu ngơ. Rồi thì
chúng ta làm ra một số lỗi lầm nào đấy, và chúng ta cảm thấy với đời sống vật
chất chúng ta cần mang đến điều gì đấy, qua cách ấy chúng ta phát triển sự tự
ghét bỏ.
Tôi
không nghĩ từ lúc sinh ra chúng ta đã có sự tự ghét bỏ. Tôi không
nghĩ như thế. Dưới những hoàn cảnh nào đó, chúng ta có một viễn kiến nào
đó, chúng ta có một hoài bảo hay một tham vọng nào đó, cảm giác đó đã đưa đến
sự vị kỷ và sự tự ghét bỏ. Nên sự tự ghét bỏ đó một cách căn bản liên hệ
với động cơ vị kỷ và đầu óc hẹp hòi. Các bạn nghĩ thế nào?
Quý vị có sự tranh luận nào sâu xa hơn không? (mọi người cười). Nếu có sự
tranh luận nào đó, tôi rất hoan hỉ! Có sự tranh luận nào không? Đôi
khi tôi cảm thấy hơi tự hào (?). Trong hệ thống học tập của chúng tôi
thường tranh luận rất nhiều. Khi một người đưa ra một ý kiến thì có những
ý kiến đối lập lại, đấy là sự rèn luyện của chúng tôi. Tôi không phải là
một người tranh luận giỏi, nhưng tôi có học tranh luận. Nên tôi cũng
thích những sự tranh luận. Tôi nói một điều gì đó và có những sự tranh
luận. Và có những sự tranh luận xa hơn, thật là hấp dẫn, thật là tốt
đẹp. Có câu hỏi gì nữa không? (một người đưa tay lên) Ô, vâng.
No comments:
Post a Comment