Total Pageviews

Thursday, February 7, 2013

Đức Đạt lai Lạt Ma Đàm Luận (1)

Với Một Nhóm Phật Tử Đông Nam Á


Enlarge font

Trong xã hội ngày nay, rất nhiều khủng hoảng tinh thần, có khi có những biểu hiện đẹp đẻ nhưng tiềm tàng là sự khủng hoảng đạo đức, khủng hoảng tinh thần.

Hai ngày qua tôi nghĩ quý vị đã lắng nghe một cách rất nghiêm túc nên tôi rất hạnh phúc, tốt lắm.  Bây giờ là chương trình hỏi đáp, quý vị có câu hỏi gì?

HỎIĐức hạnh chính yếu nào mà chúng ta phải tuân thủ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Điều này thật đơn giản!  Tôi nghĩ là một số hành vi thân thể cũng như lời nói đem đến cảm nhận vui vẻ.  Những con chó hay mèo nếu chúng ta cho chúng thức ăn và vuốt ve chúng thế này.  Chúng cảm thấy hạnh phúc, chúng biểu lộ đáp ứng lại từ thái độ hạn chế tình cảm của chúng, và thường thì những con chó hay mèo sẽ liếm chúng ta.  Đấy là cách biểu lộ tình thương và bi mẫn.  Nên những hành vi này là đức hạnh cũng như giọng điệu êm ái, con thú nhận ra giọng nói của chúng ta và biểu lộ thái độ thân thiện.   Do vậy, chúng ta là những con người, trình độ loài người cũng giống như vậy, hơn như vậy, biểu lộ một nụ cười, một nụ cười chân thành, không phải là một nụ cười giả dối (mọi người cười) hay một nụ cười xã giao (mọi người cười), đôi khi tạo nên sự nghi ngờ.  Thật thế.  Nụ cười chân thành nhân bản ban cho người khác một cảm giác vui thích.  Rồi thì dĩ nhiên một sự biểu lộ dễ thương về sự quan tâm cho sự cát tường của mọi người với động cơ chân thành thì đấy là đức hạnh.  Do vậy, bất cứ hành vi thân thể, biểu hiện lời nói đem đến một số hạnh phúc nào đó đến người khác hoàn toàn dựa trên động cơ.  Động có này là nhìn nhận người khác cũng như chính ta, muốn hạnh phúc và mọi người đều có quyền để đạt đến niềm hạnh phúc ấy, một đời sống hạnh phúc.  Nếu với cảm nhận ấy, biểu lộ bằng hành vi thân thể, lời nói, đấy là những hành vi đức hạnh và những thứ như thế.  Đấy là những gì mà tôi thường nói là đạo đức thế tục, cho dù đối với những người có tín ngưỡng hay những người không tín ngưỡng.  Ngay cả đối với những người thật sự chống lại tôn giáo, okay, nhưng họ vẫn là những con người, họ là một bộ phân của bảy tỉ con người, những người này vẫn cần đạo đức hạnh kiểm của loài người.  Nên những người này dù không thích thú với tôn giáo thì họ vẫn cần những đức hạnh thế tục.  Nên tôi thường diễn tả căn bản của giáo huấn Đạo Phật là bất bạo động.  Tại sao chúng ta cần bất bạo động, tại sao chúng ta cần tránh bạo động?  Đấy là quan điểm là lý thuyết đấy là niềm hạnh phúc của chính chúng ta lệ thuộc vào những người khác.  Hạnh phúc tương lai tùy thuộc vào hôm nay.  Mọi thứ liên hệ hổ tương với nhau.  Cho nên vì sự quan tâm về lâu về dài của chúng ta hãy tránh làm tổn hại người khác.  Nên hành vi bất bạo động có hai trình độ:  nếu có thể thì hãy phụng sự người khác tối đa như có thể, nếu không thể thì tối thiểu không làm tổn hại người khác.  Đấy là nguyên tắc đức hạnh theo quan điểm của Đạo Phật.

(Đức Đạt Lai Lạt Ma nhảy mũi và ngài nói: bây giờ quý vị có thể bị cảm, cái cảm của Đạt Lai Lạt Ma khi quý vị trở lại xứ sở của quý vị bị chứng cảm mạo thánh thiện của Đạt Lai Lạt Ma (holy dalai lama's cold',ngài cười và mọi người cùng cười) Câu hỏi tiếp theo.

HỎI:  Điều gì xảy ra nếu lòng từ bi thiếu chân thành?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Điều này thật mâu thuẫn.  Nếu chúng ta biểu lộ lòng từ bi với người khác thì không có chuyện gì phải lừa dối.  Thí dụ, tôi là một bậc cha mẹ thật tử tế, là một vị thầy thật chân thật, một ý nghĩa ân cần trọn vẹn của trách nhiệm về tương lai của con cái, hay tương lai của học sinh thế thì xuất phát từ sự quan tâm chân thành đến sự cát tường của con cái hay học sinh, với động cơ ấy đôi khi có đôi chút không thật thỉ được thôi.  Nhưng sự không thật ấy là sự lừa dối thông tuệ.  Có phải không?  Tốt!  Cho là có một học nhân thật là lười biếng, không bao giờ chú tâm nhiều vào việc học hành.  Vị thầy có thể nói, con phải học tập cần mẫn nếu không thì tuần tới, tháng tới có những chuyện kinh khủng xảy ra.  Đấy  là một sự nói dối. Đem đến một sự loại sợ hãi nào đấy, nhưng xuất phát từ động cơ chân thành để đem đến một nổ lực nào đấy đến những học nhân lười nhác ấy.  Đấy là một sự đe dọa nhưng không phải bằng hành động bạo lực mà như là nói với những môn đệ ấy rằng Đức Phật rất giận với các con.  Đấy là nói dối.  Nhưng với động cơ rất chân thành. Okay.  Nhưng nếu quý vị dùng sự dối trá vì lợi ích của chính mình và không quan tâm đến quyền lợi của người khác thì sự dối trá ấy không đi đôi với từ bi.  Rõ chứ!

HỎI:  Nếu tôi đạt đến giải thoát bằng nổ lực của chính tôi thì tại sao tôi phải cần đến nghi lễ cúng dường?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Nói một cách thân  mật, tôi thường bình phẩm một số truyền thống khi người ta thỉnh cầu một số lạt ma về những sự quan tâm của họ về sức khỏe hay về sự thành công của họ, những thứ như thế.  Rồi thì có những luận điển rất ngắn cũng nói về những việc nhằm để vượt thắng những điều không may mắn,…, môn đồ nên làm những nghi lễ này, nghi lễ nọ,…  Tôi chỉ bình phẩm những thứ ấy là như vậy là sai lầm.  Cách tốt nhất để vượt thắng những điều không may, hay những thứ xui xẻo hãy tự mình làm nên những công đức là thiền quán về tánh không, thiền tập một cách thật sự về lòng vị tha; đấy là cách tốt nhất để tăng trường đạo đức của chúng ta, hạnh kiểm của chúng ta.  Qua cách ấy cuộc sống của chúng ta trở nên hạnh phúc hơn.  Đấy là qua một ít kinh nghiệm của chính tôi mà tôi có thể nói với quý vị.  Trái tim càng nhiệt tình hơn, càng quan tâm đến sự cát tường của người khác, chúng ta đón nhận một niềm hòa bình nội tại vô vàn, một vững vàng, tin tưởng.  Một lợi ích tuyệt vời như thế cho sức khỏe của chính mình và mỗi đêm ta có một giấc ngủ vô cùng ý nghĩa, vô cùng êm ái.  Tôi chưa từng thử thuốc ngủ hay thuốc an thần.  Thuốc ngủ hay an thần là ở đây và ở đây (chỉ vào ngực và đầu) phối hợp với nhau: tuệ trí và vi tha hợp lại thật sự là y dược tốt lành để giữ cho chúng ta có sức khỏe tốt lành, như thế.  Đấy là những gì tôi có thể nói với quý vị từ kinh nghiệm của chính tôi.  Như tôi đã đề cập từ lúc đầu, chúng ta là những con người giống nhau, tôi cũng có những cảm xúc tàn phá: sân hận, luyến ái, ganh tỵ, những thứ này tôi cũng có.  Nhưng khi những cảm xúc sắp sinh khởi thì tuệ trí của tôi nói với tôi rằng đây là những cảm xúc tàn phá, không tốt, không lợi ích.  Nên tuệ trí của tôi nói với tôi rằng bạn không nên tiếp nhận cảm xúc, nhưng thứ này thật sự là tàn phá.  Cách ấy thay đổi tâm thức chúng ta.  Nên tôi thường diễn tả, phương pháp Phật Giáo sử dụng và thực tập nó là sử dụng trí thông minh của con người một cách tối đa, qua cách ấy để chuyển hóa cảm xúc của chúng ta chứ không phải cầu nguyện.  Tôi nghĩ những người lười biếng, thật dễ dàng hơn để cầu nguyện Đức Phật, tất cả trách nhiệm đặt lên vai của Ngài, chúng ta chỉ nằm xuống mà ngủ, mà thư giản (mọi người cười).  Có phải thế không?     Như vậy là không thực tế và không phải là sự thực hành của Đạo Phật.  Đức Phật tuyên bố rằng 'mỗi người là vị thầy của chính mình' vì Đạo Phật không có khái niệm về đấng tạo hóa.  Một cách căn bản chính mình là tạo hóa.  Như thế ấy.  Sự tự tạo hóa. 

Rồi thì tôi nghĩ rằng những nghi lễ cúng dường (puja), cách này tôi nghĩ có những lợi ích nào đấy, chúng ta dâng hiến thứ gì đó đến người nào đó có là tăng sĩ hay nữ tu, với lời thỉnh cầu, xin hãy tiến hành một  nghi lễ cúng dường nào đấy với tâm tư tối thiểu một số sư thầy hay sư cô để giúp tạo công đức nên cả tăng ni lẫn Phật từ đều có thể tạo nên công đức.  Tôi thường nói nửa đùa với người Tây Tạng rằng, Long Thọ, Thánh Thiên, Phật Hộ, Vô Trước,… tôi không nghĩ rằng Long Thọ từng cầm một cái trống lắc, để khởi đầu một nghi lễ và những người đệ tử khác đánh chập chỏa, thổi kèn, và Nguyệt Xứng đánh trống tùng tùng, những thứ như thế (mọi người cười).  Tôi không nghĩ như thế.  Tất cả những thứ này, tôi nghĩ với sự tôn kính, tôi nghĩ là sự sáng tạo của người Tây Tạng qua sự thiếu kiến thức trung thực bất thiếu kiến thức.  Tôi nghĩ như thế.

No comments:

Post a Comment