Ông
đã nghiên cứu Đạo Phật qua các sách báo của các học giả Phật học của người Âu
Mỹ viết, đáng kể là triết gia người Đức Schopenhauer Arthur (1788-1860), tiến
sĩ người Đức Paul Carus (1852-1919), viện sĩ hàn lâm người Nga Vasily Vasaliyey
(1818-1900)... là những nhà Phật học nổi danh ở phương Tây. Nhờ nghiên cứu như
vậy mà A. Einstein đã nhìn thấy Đạo Phật như là một triết lý phương Đông cực kỳ
sống động và triết lý ấy đã đi vào cuộc đời bằng chân lý thực chứng của mình,
ngỏ hầu cắt ngang sự chậm tiến, lạc hậu, mê tín, cuồng tín và kém văn minh của
thời đại. Đạo Phật đã đem lại cho con người một cái nhìn mới, một lối sống mới,
một sự hài hòa mới, sống với nhau như ánh sáng trong không gian, chan hòa với
nhau như nước với sữa.
Chính
vì thấy rõ cái độc đáo đó mà ông Einstein đã phát biểu về Đạo Phật như sau :
"Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi
thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự
nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh
nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật
giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó" (The religion of the future
will be a cosmic religion. It would transcend a person God and avoid dogmas and
theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a
religious sence, arising from the experience of all things, natural and
spiritual, as a meaningful unity. Buddhism answers this description).
Đồng thời, một lần khác ông cũng khẳng định
rằng: "Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học
hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để
cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ
bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa
học cũng như vượt qua khoa học" (If there is any religion that would
cope with modern scientific needs, it would be Buddhism. Buddhism requires no
revision to keep it up to date with recent scientific finding. Buddhism need no
surrender its view to science, because it
embrances science as well as goes beyond science). (Cả hai câu trên được trích
từ Collected famous quotes from Albert Einstein. http://rescomp,stanford,edu/~
cheshire/ Einstein quotes.htm).
Dù
những lý thuyết khoa học của ông rất phức tạp và khó hiểu, nhưng tấm lòng nhân
đạo và mến chuộng hòa bình của ông đã khiến cho mọi người cảm thấy gần gũi với
ông. Ông đã cống hiến tất cả trí tuệ và sức lực của mình
đối
với sự phát triển khoa học của nhân loại. Ông làm việc không biết mệt mỏi cho
đến ngày qua đời. Ông mất vào lúc 1giờ 25 phút rạng sáng ngày 19 tháng 04 năm
1955 tại Princeton, Hoa Kỳ, hưởng thọ 76 tuổi. Ngày nay, đối với mọi tín đồ
Phật Giáo trên khắp năm châu đều thành kính khi nhắc đến tên tuổi của ông,
người đã từng góp phần khẳng định lại giá trị vĩnh cửu đối với Giáo lý của Đạo
Phật
No comments:
Post a Comment