Sau
bẩy giờ bay và chịu đựng những cú xóc kinh người suốt gần hai mươi
tiếng đồng hồ trên xe bus, chúng tôi tới Dharamshala, một thị
trấn nhỏ nằm dưới chân dãy Himalaya ở miền Bắc Ấn độ.
Cũng những dãy phố nhỏ dốc ngược, với hàng trăm cửa hàng nhỏ và tồi tàn
bán đủ thứ đồ lưu niệm tạp nham có nguồn gốc đáng ngờ, những con ngựa
thồ nặng vừa cặm cụi đi ngược dốc núi vừa vãi phân ra tung tóe trên
đường, những khách sạn mini và các quán bar nhỏ xíu với các biển quảng
cáo được viết cẩu thả bằng tiếng Anh, tiếng Ấn, những đống rác khổng lồ
bốc mùi hôi khủng khiếp ở cạnh sườn núi.
Dharamshala thu hút đủ mọi loại người: các tăng nhân người Tạng, giới bán hàng rong và đám “cái bang” Ấn độ, các nhà sư có nguồn gốc từ mọi ngóc ngách trên thế giới đang học tập tại các tu viện Mật tông, những người mộ đạo Phật, những kẻ hiếu kỳ và khách du lịch thập phương. Từ năm 1959, nơi đây đã trở thành “tiểu Lasha”, “thủ đô lưu vong” của người Tạng và hành cung của Đức Đạt Lại Lạt Ma thứ 14, Tenzin Gyatso (hay Đăng-Châu Gia-mục-thố theo phiên âm tiếng Hán).
Dharamshala thu hút đủ mọi loại người: các tăng nhân người Tạng, giới bán hàng rong và đám “cái bang” Ấn độ, các nhà sư có nguồn gốc từ mọi ngóc ngách trên thế giới đang học tập tại các tu viện Mật tông, những người mộ đạo Phật, những kẻ hiếu kỳ và khách du lịch thập phương. Từ năm 1959, nơi đây đã trở thành “tiểu Lasha”, “thủ đô lưu vong” của người Tạng và hành cung của Đức Đạt Lại Lạt Ma thứ 14, Tenzin Gyatso (hay Đăng-Châu Gia-mục-thố theo phiên âm tiếng Hán).
“Qui Lão” giản dị
Trước
khi tới Dharamshala, tôi đã nghe nói nhiều về tính giản dị của Đức Đạt
Lại Lạt Ma, và được căn dặn ông chỉ muốn mọi người coi ông như một “nhà
sư bình thường”- nhưng liệu có thể coi lãnh tụ tinh thần của gần sáu
triệu người Tạng, người đã từng đoạt giải Nobel hòa bình vì đấu tranh
hòa bình suốt hơn nửa thế kỷ qua cho quyền tự quyết của nhân dân Tây
Tạng là một “nhà sư bình thường” như bất kỳ một nhà sư nào khác?
Ấy vậy mà, đó chính là cảm giác của tôi trong buổi sáng đầu tiên, khi các thị giả dìu ông vào phòng Pháp thoại (ở tuổi 77, mặc dù trông vẫn rất khang kiện, nhưng bước chân của ông đã trở nên nặng nề)- nếu không phải khuôn mặt của ông đã trở nên quá quen thuộc với chúng tôi qua sách báo, thì ông có thể lẫn vào với bất cứ một nhà sư Mật tông nào khác. Ông ngồi đó, bộ trang phục đơn sơ hở một bên vai, hòa hợp một cách tuyệt vời với sự giản dị của tu viện Namgyal của ông, trên chiếc ghế bành đơn giản đến không thể đơn giản hơn được nữa. Ngoài một bức tranh Phật Tổ và mười bẩy bức Thang-ka họa hình các thánh tăng trang trí trên tường, thì phòng học của chúng tôi giống hệt như phòng học của bất cứ một lớp học phổ thông nào tại Việt Nam. Và câu đầu tiên của ông nói với chúng tôi (câu ông sẽ còn phải nhắc lại rất nhiều lần trong suốt hai ngày kế tiếp) là “ngồi, ngồi đi”- qua cách xua tay dứt khoát của ông, có vẻ ông rất “dị ứng” với việc chúng tôi định cử hành lễ “tam bái”, nghi lễ được các sư thầy chuẩn bị cho cả đoàn để biểu hiện lòng thành kính của chúng tôi đối với ông.
“Tôi xin lỗi vì ra muộn”- ông nói vẻ hối lỗi-“ có một đoàn đại biểu của người dân tộc tôi vừa tới, và tôi phải tiếp họ một chút. Các bạn biết đấy, họ tới được đây không dễ một chút nào…”. Ngừng một chút, ông nói tiếp “ Tôi đã gặp rất nhiều người Việt Nam ở Mỹ, Pháp, Úc…và tôi luôn luôn giữ một tình cảm đặc biệt đối với đất nước và dân tộc Việt Nam, nhưng đặc biệt hơn cả là đối với những người Việt Nam đến từ Việt Nam”.
Ấy vậy mà, đó chính là cảm giác của tôi trong buổi sáng đầu tiên, khi các thị giả dìu ông vào phòng Pháp thoại (ở tuổi 77, mặc dù trông vẫn rất khang kiện, nhưng bước chân của ông đã trở nên nặng nề)- nếu không phải khuôn mặt của ông đã trở nên quá quen thuộc với chúng tôi qua sách báo, thì ông có thể lẫn vào với bất cứ một nhà sư Mật tông nào khác. Ông ngồi đó, bộ trang phục đơn sơ hở một bên vai, hòa hợp một cách tuyệt vời với sự giản dị của tu viện Namgyal của ông, trên chiếc ghế bành đơn giản đến không thể đơn giản hơn được nữa. Ngoài một bức tranh Phật Tổ và mười bẩy bức Thang-ka họa hình các thánh tăng trang trí trên tường, thì phòng học của chúng tôi giống hệt như phòng học của bất cứ một lớp học phổ thông nào tại Việt Nam. Và câu đầu tiên của ông nói với chúng tôi (câu ông sẽ còn phải nhắc lại rất nhiều lần trong suốt hai ngày kế tiếp) là “ngồi, ngồi đi”- qua cách xua tay dứt khoát của ông, có vẻ ông rất “dị ứng” với việc chúng tôi định cử hành lễ “tam bái”, nghi lễ được các sư thầy chuẩn bị cho cả đoàn để biểu hiện lòng thành kính của chúng tôi đối với ông.
“Tôi xin lỗi vì ra muộn”- ông nói vẻ hối lỗi-“ có một đoàn đại biểu của người dân tộc tôi vừa tới, và tôi phải tiếp họ một chút. Các bạn biết đấy, họ tới được đây không dễ một chút nào…”. Ngừng một chút, ông nói tiếp “ Tôi đã gặp rất nhiều người Việt Nam ở Mỹ, Pháp, Úc…và tôi luôn luôn giữ một tình cảm đặc biệt đối với đất nước và dân tộc Việt Nam, nhưng đặc biệt hơn cả là đối với những người Việt Nam đến từ Việt Nam”.
Từ
Đức Đạt Lai Lạt Ma toát ra một vẻ từ hòa và bình thản vô cùng, và kể từ
giây phút đó, hai ngày pháp thoại của chúng tôi bên cạnh ông không còn
giống như hai ngày của các tín đồ sùng tín với Đức Phật sống của họ, thế
thân của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, mà giống như hai ngày chúng tôi trở về
quê hương, ngồi hầu chuyện ông trong ngôi nhà cổ xưa của dòng họ,
một cảm giác kính trọng nhưng vô cùng thân thuộc. Thân thuộc trong cách
ông gọi chúng tôi là “các anh chị em tôi từ Việt Nam”, trong tiếng ho
húng hắng của ông, trong cái cách ông tận tình trả lời bất cứ câu hỏi
nào của các thành viên trong đoàn. Chúng tôi thầm gọi đùa ông là “Qui
Lão”, mà quả thật, trên chiếc ghế bành của mình, trông ông rất giống một
“cụ rùa”, với đôi mắt già hiền từ, toát ra một vẻ thông tuệ như đại hải
mà lại tinh nghịch trẻ trung như trẻ thơ. Ông không ngừng lắc lư, ho
hắng, hắt hơi, niệm chú, thỉnh thoảng lại gãi gãi gò má và liên tục pha
trò trong câu chuyện của mình.
Suốt hai ngày Pháp thoại, lúc nào cũng vang lên tiếng cười khà khà hóm hỉnh của ông, dường như ông luôn ngạc nhiên vì những ý tưởng của chính mình và tự cười chính những ý tưởng đó. Từ vẻ sững sờ khi một thành viên trong đoàn hỏi ông về câu nói được cho là của ông đang lan truyền trên mạng Internet
Điều gì làm Ngài ngạc nhiên nhất về nhân loại? Con người- bởi vì họ hi sinh sức khỏe để kiếm tiền, rồi lại bỏ tiền ra để tìm lại sức khỏe. Họ quá sốt ruột với tương lai nên chẳng còn thời gian để tận hưởng hiện tại, kết quả là họ chẳng sống ở hiện tại hay ở tương lai. Họ sống như thể họ không bao giờ chết, rồi lại chết như chưa từng được sống”).
“Tôi có nói thế bao giờ đâu! Này, đừng tin ở Internet, nó là một trong những thứ rất tốt đẹp được sinh ra, nhưng người ta cũng có thể lợi dụng nó để làm điều xấu xa đấy!”, cho đến cách ông tự trào khi các thị giả khoác lên người ông vương bào để ông làm lễ qui y và phát nguyện Bồ Đề tâm cho một số thành viên trong đoàn
Để làm lễ nên họ bắt tôi phải mặc cái áo bào này, làm như cái áo này sẽ làm cho tôi thánh thiện hơn ấy
Ngay cả khi ông nói đến những vấn đề hệ trọng như quan hệ với nhà cầm quyền Trung Quốc (“họ luôn gọi tôi là quỷ dữ, hôm nay thế là các anh chị em đã được gặp quỷ rồi đấy”). Và tôi hiểu, tại sao với người Tạng, ông là hiện thân của Huệ Hải (trí tuệ lớn như biển)- không gian xung quanh ông tràn ngập vẻ đẹp mêng mông của sự giản dị, trong sáng mà thâm sâu của một trí tuệ vĩ đại.
Suốt hai ngày Pháp thoại, lúc nào cũng vang lên tiếng cười khà khà hóm hỉnh của ông, dường như ông luôn ngạc nhiên vì những ý tưởng của chính mình và tự cười chính những ý tưởng đó. Từ vẻ sững sờ khi một thành viên trong đoàn hỏi ông về câu nói được cho là của ông đang lan truyền trên mạng Internet
Điều gì làm Ngài ngạc nhiên nhất về nhân loại? Con người- bởi vì họ hi sinh sức khỏe để kiếm tiền, rồi lại bỏ tiền ra để tìm lại sức khỏe. Họ quá sốt ruột với tương lai nên chẳng còn thời gian để tận hưởng hiện tại, kết quả là họ chẳng sống ở hiện tại hay ở tương lai. Họ sống như thể họ không bao giờ chết, rồi lại chết như chưa từng được sống”).
“Tôi có nói thế bao giờ đâu! Này, đừng tin ở Internet, nó là một trong những thứ rất tốt đẹp được sinh ra, nhưng người ta cũng có thể lợi dụng nó để làm điều xấu xa đấy!”, cho đến cách ông tự trào khi các thị giả khoác lên người ông vương bào để ông làm lễ qui y và phát nguyện Bồ Đề tâm cho một số thành viên trong đoàn
Để làm lễ nên họ bắt tôi phải mặc cái áo bào này, làm như cái áo này sẽ làm cho tôi thánh thiện hơn ấy
Ngay cả khi ông nói đến những vấn đề hệ trọng như quan hệ với nhà cầm quyền Trung Quốc (“họ luôn gọi tôi là quỷ dữ, hôm nay thế là các anh chị em đã được gặp quỷ rồi đấy”). Và tôi hiểu, tại sao với người Tạng, ông là hiện thân của Huệ Hải (trí tuệ lớn như biển)- không gian xung quanh ông tràn ngập vẻ đẹp mêng mông của sự giản dị, trong sáng mà thâm sâu của một trí tuệ vĩ đại.
Vị Pháp vương giữa thế tục
“Thế
kỷ XXI là thế kỷ của lòng tham vật chất, và con người chợt nhận ra
rằng, những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật không giải quyết được những
vấn đề cơ bản của con người”- ông bắt đầu buổi Pháp thoại của chúng tôi
như vậy-“để giải quyết những vấn đề tinh thần của con người, có ba con
đường: tin vào một (hay nhiều) đấng chúa trời như Thiên chúa giáo, Hồi
giáo hay Ấn giáo; tin vào một đấng giác ngộ như Phật giáo; con đường thứ
ba là con đường của chủ nghĩa thế tục, mong muốn dùng khoa học để giải
quyết những vấn đề tinh thần của con người- và con đường này cũng hết
sức quan trọng”
Trong
suốt hai ngày Pháp thoại, chữ “chủ nghĩa thế tục” cứ quay đi quay lại
trong bài giảng của ông. Có lẽ, trong các lãnh tụ tôn giáo, ông là người
quan tâm nhiều nhất đến những điểm chung giữa tôn giáo và khoa học, tôn
giáo và giáo dục, tôn giáo và đạo đức (“cần phải tăng cường giáo dục về
đạo đức cho con người, đạo đức thế tục không có nghĩa là thiếu tôn
trọng tôn giáo mà có nghĩa là tôn trọng tất cả các tôn giáo”-ông nói). Ở
một nghĩa nào đó, tôi cho rằng, sự quan tâm của Đức Đạt Lai Lạt Ma đối
với chủ nghĩa thế tục có liên quan nhiều đến sự quan tâm của ông đối với
số phận của dân tộc Tạng, dân tộc ông đã dẫn dắt suốt năm mươi năm qua.
Cho dù đã tuyên bố từ bỏ vai trò chính trị, không thể phủ nhận sự giằng
xé giữa vai trò nặng nề của một chính trị gia có trách nhiệm với dân
tộc bị đàn áp của mình, với mong muốn đạt được sự hiểu biết và giác ngộ
cho chính bản thân. Có một nối buồn ẩn sâu trong câu nói đùa của ông “
khi xảy ra chiến tranh ở Việt Nam, tụng niệm “A-di-đà-phật” có làm chiến
tranh ngừng lại đâu? Cũng như dân tộc Tạng chúng tôi, tụng niệm
“A-di-đà-phật” có ngăn chặn được việc chúng tôi bị giết, bị đuổi khỏi
nhà, lưu vong trên xứ sở lạ được đâu? Cho nên tụng niệm “A-di-đà-phật”
không đủ, phải tìm cách hiểu thế giới, tìm cách nắm được tri thức thì
mới có cơ hội”
Chính
vì vậy, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói, trong suốt ba mươi năm qua, ông đã tiến
hành hàng ngàn cuộc trao đổi với các nhà triết học, tâm lý học, vật lý
và vật lý lượng tử học, và chính trong các cuộc trao đổi như vậy, hai
bên đã làm giầu kiến thức cho nhau. “Các nhà khoa học hết sức quan tâm
đến quan điểm của Phật giáo về thế giới, bởi vì đối với Phật giáo không
có Đấng sáng tạo, mà đức Phật cũng là một chúng sinh bình thường nhưng
với huệ giác cao cả, tái sinh để khai mở con đường chứng ngộ cho nhân
loại mà thôi…họ đặc biệt quan tâm đến thuyết “duyên khởi” và “tùy thuộc
phát sinh” của Phật giáo chúng ta, vì khái niệm mọi vật liên quan tương
hỗ đến nhau của nhà Phật rất gần với cách họ hiểu về thế giới”. Ông cũng
nói ông đã học được gì từ những cuộc trao đổi đó: “Trong một cuộc hội
nghị ở Nam Mỹ, tôi đã gặp một nhà vật lý nguyên tử người Chi-lê. Ông ấy
nói với tôi rằng, để có thể tìm hiểu được vật lý nguyên tử nói riêng hay
khoa học nói chung, với tư cách một nhà khoa học, ông ấy phải tìm cách
“thoát bỏ” khỏi khoa học để có góc nhìn rộng hơn. Ông ấy làm tôi giật
mình. Phải chăng để tìm hiểu về Phật giáo, tôi cũng phải tìm cách “thoát
bỏ” để có thể có một góc nhìn khác đối với Phật pháp”.
Vậy
phải hiểu thế giới như thế nào? “Có quá nhiều thứ xấu xa đã xảy ra chỉ
vì chúng ta luôn phân biệt “chúng nó” và “chúng ta”. Phân biệt giữa
chủng tộc này với chủng tộc khác, dân tộc này với dân tộc khác, thậm chí
gia đình này với gia đình khác, người này với người khác. Luôn luôn có
một ranh giới giữa “chúng nó” và “chúng ta”, và điều này tạo ra tham ái,
tham ái sẽ tạo ra sân hận, si mê. Chỉ khi nào mọi người hiểu rằng, nền
tảng của con người nói chung, bất kể họ là “nó” hay “chúng ta”, là ham
muốn hạnh phúc, và vì vậy, chỉ khi nhân loại hiểu rằng chỉ có một “chúng
ta” thống nhất mà không có “nó”, và tất cả chúng ta đều liên quan tương
hỗ với nhau trong khát vọng mưu cầu hạnh phúc, khi đó mới có thể có một
thế giới hòa bình”
Phật Giáo trong nghĩa bản thủy
Trước
khi tới Dharamsala, có người giải thích cho tôi vì sao thời gian vừa
qua, bỗng dưng người Việt Nam đặc biệt quan tâm đến Mật tông Tây tạng.
“Người Việt mình vốn vừa mê tín vừa lười biếng, nên khi nghe đồn Mật
tông Tây tạng có nhiều chân ngôn, chú ngữ thì tin vào nó như tin vào
những phép mầu, lại nghĩ rằng theo truyền thống Mật tông, các bậc thầy
có thể truyền lại cho đệ tử những bí chú, các phép mầu (mà họ gọi một
cách “hiện đại” là “năng lượng”) thông qua mật ngôn hoặc trì chú, vì thế
không cần phải cố gắng gì, chỉ cần “có duyên” tìm ra được một bậc thầy
rồi câu thông được với linh hồn của bậc thầy đó là có thể có được những
năng lượng đặc biệt, do đó họ mới thích thú với Mật tông Tây tạng như
vậy”.
Đức
Đạt Lai Lạt Ma dường như thấy trước được điều đó, nên ông dành gần như
toàn bộ thời gian Pháp thoại của chúng tôi để dẫn dắt mọi người quay lại
với nguồn cội của Phật giáo. Ông cảnh báo
“các bạn rồi sẽ gặp những vị Lạt Ma, những người hứa với các bạn chỉ cần bỏ ra vài chục ngàn đô các bạn sẽ đạt được tới sự giác ngộ. Hãy cảnh giác và sử dụng lý trí của mình. Hãy lựa chọn bậc thầy của mình. Thử nghĩ xem, bạn ra chợ mua một món đồ đắt tiền, bạn có xem xét cẩn thận không? Có kiếm tra nó không? Vậy tại sao với một thứ quan trọng như Phật pháp, các bạn lại không xem xét cho cẩn thận. Trong số 320 bộ sách của Tạng pháp, có 12 bộ nói về những đức tính cần có của bậc thầy. Hiện quán Trang Nghiêm Kinh đã liệt kê rất nhiều yêu cầu về bậc thầy, từ Từ, Hòa, Bi, Tuệ…vv nhưng Mật tông còn đòi hỏi cao hơn, yêu cầu cả về nội công đức và ngoại công đức của họ. Đối với Phật giáo, không có đường tắt! Phật giáo có thể tóm gọn trong hai từ Giáo-Chứng! Trước tiên, phải học (Giáo), sau đó, khảo nghiệm nó, thực hành nó để tìm ra huệ giác cho mình (Chứng)…Cũng giống như bước vào trường học, phải học qua các lớp, chúng ta phải học tập dần dần, từ Giới Học, tới Định Học và cuối cùng là Tuệ Học mới mong đạt được giác ngộ chân chính. Bước đầu tiên như Giới Học, chúng ta cũng có tới 227 giới để tu tập, chưa kể tới các bước kế tiếp…Đức Phật đã tìm ra con đường để giải thoát, nhưng ngài chỉ chỉ cho chúng ta thấy con đường đó và làm thế nào để đi đến đích, còn việc lựa chọn bước lên con đường đó và bước từng bước để đạt tới giác ngộ cuối cùng là hành động của các anh chị em…”
“các bạn rồi sẽ gặp những vị Lạt Ma, những người hứa với các bạn chỉ cần bỏ ra vài chục ngàn đô các bạn sẽ đạt được tới sự giác ngộ. Hãy cảnh giác và sử dụng lý trí của mình. Hãy lựa chọn bậc thầy của mình. Thử nghĩ xem, bạn ra chợ mua một món đồ đắt tiền, bạn có xem xét cẩn thận không? Có kiếm tra nó không? Vậy tại sao với một thứ quan trọng như Phật pháp, các bạn lại không xem xét cho cẩn thận. Trong số 320 bộ sách của Tạng pháp, có 12 bộ nói về những đức tính cần có của bậc thầy. Hiện quán Trang Nghiêm Kinh đã liệt kê rất nhiều yêu cầu về bậc thầy, từ Từ, Hòa, Bi, Tuệ…vv nhưng Mật tông còn đòi hỏi cao hơn, yêu cầu cả về nội công đức và ngoại công đức của họ. Đối với Phật giáo, không có đường tắt! Phật giáo có thể tóm gọn trong hai từ Giáo-Chứng! Trước tiên, phải học (Giáo), sau đó, khảo nghiệm nó, thực hành nó để tìm ra huệ giác cho mình (Chứng)…Cũng giống như bước vào trường học, phải học qua các lớp, chúng ta phải học tập dần dần, từ Giới Học, tới Định Học và cuối cùng là Tuệ Học mới mong đạt được giác ngộ chân chính. Bước đầu tiên như Giới Học, chúng ta cũng có tới 227 giới để tu tập, chưa kể tới các bước kế tiếp…Đức Phật đã tìm ra con đường để giải thoát, nhưng ngài chỉ chỉ cho chúng ta thấy con đường đó và làm thế nào để đi đến đích, còn việc lựa chọn bước lên con đường đó và bước từng bước để đạt tới giác ngộ cuối cùng là hành động của các anh chị em…”
Vậy,
phải học gì? Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu buổi Pháp thoại bằng giáo
thuyết cho chúng tôi về “ngã” và ba câu hỏi quan trọng nhất của Phật
giáo Mật Tông (“ngã là gì”? “có kết thúc của ngã hay không?”, “ngã có
tồn tại độc lập với thể xác hay không?”). Ông cũng thuyết giảng về “luân
hồi”, về thuyết Duyên khởi và mười hai nhân duyên, đặc biệt về “vô
minh”, phân biệt giữa “vô minh do thiếu hiểu biết” và “vô minh do hiểu
biết sai” (ông dùng chữ “distorted ignorance” mà các sư thầy dịch là “tà
niệm”, nhưng tôi thấy không chính xác) và sự nguy hiểm của vô minh do
hiểu biết sai. Hiểu biết sai là nguồn gốc của “tam độc”- tham, sân, si
khiến con người bị chìm trong luân hồi, chịu đựng đau khổ của “nghiệp”.
Ông giảng về tầm quan trọng của Tứ Diệu đế trong Chuyển luân kinh, giáo
pháp đầu tiên Đức Phật thuyết giảng tại vườn Lộc Uyển sau khi ngài đạt
Giác ngộ, Bát Chính Đạo và Bát Nhã Ba La Mật Đa tâm kinh, vừa giảng vừa
ngâm nga câu cuối cùng của tâm kinh “tadyatha-gate gate paragate
parasamgate bodhi svaha! (Vượt qua, vượt qua, vượt qua bên kia, hoàn
toàn vượt qua, tìm thấy giác ngộ). Dường như ông hiểu được, đối với một
“đại chúng” ô tạp như chúng tôi, tâm trí chứa đầy những thiên kiến của
“vô mình do hiểu biết sai” thì cách tốt nhất là dẫn dắt chúng tôi trở về
với điểm bắt đầu của Phật giáo. Cho nên, có thể đối với một số người,
khoảng khắc Đức Đạt Lai Lạt Ma niệm và hướng dẫn chúng tôi niệm hai mươi
mốt lần Lục Tự Đại Minh chân ngôn (Om Mani Padme Hum) là khoảng khắc
xúc động nhất, nhưng với tôi, quan trọng hơn cả là lời giảng của ông về
chân ngôn này. Ông nói, Om có nghĩa là Thân-Khẩu-Ý, Mani là ngọc quí,
Padme là trí tuệ, Hum là kết hợp lại, cho nên Lục Tự Đại Minh chân ngôn
có nghĩa là hãy dùng trí tuệ để kết hợp thân-khẩu-ý lại hoàn hảo để hiểu
được tính Không, như một viên ngọc quí. Hiểu được tính Không, có nghĩa
là sẽ hiểu được cách “đoạn vô minh”, từ đó đạt được sự giác ngộ
Tôi cứ tự hỏi, vì lẽ gì Đức Đạt Lai Lạt Ma phải mất hai ngày quí báu của ông để truyền thụ Phật pháp cho chúng tôi, hơn một trăm người phần lớn không phải Phật tử, phần lớn còn trong cõi vô minh? Phải chăng chúng tôi đã quá may mắn, hay đối với ông, không quan trọng là bao nhiêu người, ở đâu và khi nào, mà quan trọng là mầm thiện mà ông đã kiên nhẫn gieo vào lòng chúng tôi, khi chúng tôi thầm phát nguyện Bồ Đề tâm theo sự dẫn dắt của ông, bắt đầu bước bước chân đầu tiên trên con đường giác ngộ: “Với ước nguyện giải thoát cho toàn thể chúng sinh, con xin về nương dựa nơi Phật, Pháp cùng Tăng Già, cho đến khi giác ngộ. Hôm nay tâm hướng về Từ bi và Trí tuệ, đối trước đức Phật, con quyết vì thế giới hữu tình, nguyện phát tâm Bồ đề. Bao giờ không gian còn, hữu tình còn, nguyện con còn ở lại, xua tan khổ nạn cõi thế gian”
TS
No comments:
Post a Comment